Ngành xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những lĩnh vực ít được số hóa hơn. Theo như một khảo sát của IDC, đại dịch đã khiến cho 72% các công ty xây dựng thay đổi thứ tự ưu tiên trong quy trình làm việc, mô hình kinh doanh và hệ sinh thái doanh nghiệp. Các công ty xây dựng đã nhanh chóng nhận ra rằng họ cần phải thích ứng với thực trạng chuyển đổi số hiện nay để có thể cạnh tranh được trong vài năm hay vài thập kỷ sắp tới.
Mặc dù số hóa là điều cần thiết, nhiều công ty xây dựng vẫn đang phải vật lộn để hoàn thành quá trình chuyển đổi số và nhanh chóng mất động lực, những rào cản trên con đường số hóa khiến các doanh nghiệp nản lòng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách tiếp cận đúng đắn với công nghệ để có thể thay đổi doanh nghiệp xây dựng.
Nội dung bài viết
Chuyển đổi số trong ngành xây dựng là gì?
Với các công ty xây dựng, chuyển đổi số có nghĩa là sử dụng các công nghệ số để vận hành hiệu quả hơn. Công nghệ số có thể liên quan đến bất cứ thứ gì, từ những thiết bị vật lý đến các phần mềm được sử dụng tại văn phòng công ty.
Ngành xây dựng vốn rất đa dạng, từ những công ty quốc tế, công ty quốc gia cho đến những công ty nhỏ. Trong khi các dự án và điều kiện làm việc của ngành đều rất đa dạng thì hiệu quả từ việc lập kế hoạch và năng suất đều thấp. Các dự án thường xuyên vượt quá ngân sách và thời hạn.
Theo McKinsey, năng suất ngành xây dựng trong hai thập kỷ qua trung bình tăng 1%, trong khi đó, số liệu này trong ngành sản xuất là 3.6%. Với vị trí thứ hai từ cuối trong việc chuyển đổi số, chỉ xếp trên ngành nông nghiệp và săn bắn, nhu cầu thay đổi trong ngành xây dựng ngày càng mạnh mẽ.
Chi phí hoạt động tăng, tính không bền vững trên toàn cầu đang thúc đẩy các công ty xây dựng thích ứng và đẩy nhanh quá trình số hóa. Tương tự như các ngành chăm sóc sức khỏe, tự động hóa và sản xuất, ngành xây dựng sẽ có được nhiều lợi ích từ việc chuyển đổi số.
Đọc thêm: BIM & Case Study Ứng dụng Chuyển Đổi Số ngành xây dựng trên thế giới
Chuyển đổi số mang lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp xây dựng?
Đối với các chuyên gia trong ngành AEC (kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng), công nghệ xây dựng mô hình thông tin (BIM) đã làm thay đổi cách các dự án được lên kế hoạch và minh họa. Được biết đến trong chỉ một thập kỷ trước, nhưng đến ngày nay, các kiến trúc sư và các nhà thiết kế dựa vào BIM trong quá trình thiết kế, lên kế hoạch, xây dựng và vận hành công trình. Việc áp dụng BIM đã mở đường cho các công nghệ khác như tự động hóa quy trình làm việc, điện toán đám mây, AI, IoT và cặp song sinh số (digital twinning).
Dưới đây là những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho các doanh nghiệp xây dựng
Tăng năng suất làm việc
Theo nghiên cứu của McKinsey, trong suốt 20 năm qua, năng suất của ngành xây dựng đã chững lại. Chỉ với 1% tăng trưởng hàng năm, con số này thấp đáng kể so với ngành sản xuất (3.6%) hoặc mức trung bình toàn cầu (2.8%). Nhờ các quy trình số hóa mới, các công ty trong ngành xây dựng đã có thể thúc đẩy năng suất làm việc để ngang bằng với các ngành khác. Điều này mang lại những đột phá về tăng trưởng năng suất hai chữ số và giảm chi phí đáng kể.
Nâng cao sự cộng tác giữa các nhân viên
Việc hợp tác ngay trong thời gian thực, thu thập dữ liệu và thực hiện các thay đổi kịp thời khiến cho các dự án thành công hơn. Và một công cụ phù hợp có thể thực hiện tất cả những điều này. Ví dụ, sự phổ biến của các phần mềm dựa trên điện toán đám mây (cloud-based software) đã phá bỏ các ngăn chứa dữ liệu thủ công, đơn giản hóa quá trình quản lý dữ liệu, rút ngắn thời gian và giảm chi phí. Các hệ thống hiện đại như các mô hình dựa trên điện toán đám mây, các ứng dụng lập kế hoạch dự án và kế toán tạo điều kiện cho sự cộng tác giữa các bên liên quan.
Quản lý rủi ro tốt hơn
Việc dự đoán đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng hiện nay. Những công cụ kỹ thuật số kết hợp với bảng phân tích dữ liệu có ý nghĩa giúp doanh nghiệp xác định được các rủi ro tài chính của dự án. Những công cụ kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp nhỏ quản trị rủi ro và đo lường hiệu suất làm việc. Công ty có thể theo dõi dòng tiền, biên lợi nhuận, hóa đơn, việc thu mua và đưa ra các dự báo chi phí chính xác.
Các quản lý công trình có thể kết hợp các công cụ BI (business intelligence - trí tuệ doanh nghiệp) với tech stack của họ để có được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất làm việc và xu hướng phát triển của công ty. Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm sức lực và đưa ra quyết định tốt hơn cho mỗi dự án.
Quy trình bán hàng
Công nghệ giúp các công ty tối ưu hóa quy trình mua và bán hàng. Điều này rất quan trọng để tối ưu hóa chi phí và giữ được sự cạnh tranh. Chẳng hạn với các nền tảng B2B eCommerce, các nhà cung cấp xây dựng có thể khiến việc đặt hàng trực tuyến của khách hàng trở nên dễ dàng hơn, và đơn giản hóa quy trình làm việc hậu cần. Công nghệ có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, cải thiện trải nghiệm của khách hàng cho những doanh nghiệp lớn với nhiều trụ sở, chi nhánh.
Xem thêm: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp B2B
Những thách thức mà các công ty xây dựng phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số
Những thách thức phổ biến trong quá trình chuyển đổi số mà các doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm những dự án chuyển đổi số chưa hoàn thiện hoặc không thành công trước đó, thu hút được sự ủng hộ từ các bên liên quan và tích hợp công nghệ vào quy trình kinh doanh. Những thách thức này càng trầm trọng hơn bởi những đặc điểm, tính chất riêng của ngành xây dựng.
1. Sự phân mảnh và tính tạm thời
Mỗi dự án xây dựng đều rất khác biệt và yêu cầu dịch vụ từ các chuyên gia khác nhau như kiến trúc sư, kỹ sư và quản lý dự án, cũng như các nhà thầu phụ. Việc thực hiện thay đổi trên hàng loạt các dự án là điều khó khăn. Các dự án lớn, kéo dài nhiều năm, trị giá hàng tỷ đô la tạo ra cơ hội để triển khai công nghệ mới, thiết lập hiệu suất và củng cố sự thay đổi theo thời gian
2. Đa dạng về nhân sự và tỷ lệ thôi việc
Việc cùng một nhóm người làm việc trong cùng một dự án là điều hiếm khi xảy ra trong ngành xây dựng, dù điều này đôi khi có thể xảy ra trong một số hình thức xây dựng chuyên biệt. Ngoài ra, ngành xây dựng có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất, điều này khiến việc triển khai các quy trình và công nghệ mới trên nhiều dự án gặp khó khăn, tỷ lệ thành công thấp.
3. Mức lợi nhuận hẹp
Có rất nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến ngành xây dựng. Ngân sách của nhà nước và địa phương, tình hình đầu tư, mức lãi suất, lạm phát và nhu cầu của người tiêu dùng tạo áp lực lên lợi nhuận của các công ty xây dựng. Các yếu tố và hạn chế về ngân sách cũng khác nhau trong các dự án khác nhau. Trong bối cảnh này, các công ty có thể sẽ phải đối mặt với việc đầu tư công nghệ.
4. Thách thức tại công trường
Người dùng cuối cùng là người quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ công nghệ nào được triển khai. Những nhân viên tuyến đầu cần phải được đào tạo đầy đủ về tất cả những công nghệ mới. Các nhà quản lý cần phải thu thập phản hồi và tạo được sự ủng hộ từ các bên liên quan trước khi đầu tư vào công nghệ. Nếu như các công nhân không thể thích ứng được với công nghệ, quá trình áp dụng sẽ bị ảnh hưởng và các dự án chuyển đổi số sẽ thất bại
5. Quản lý dữ liệu kém
Từ các kế hoạch cho đến sơ đồ, các cuộc đấu thầu và RFIs, các công ty xây dựng đều từng thực hiện trên các giấy tờ. Những công ty này thường gặp khó khăn trong việc chuyển đổi các tài liệu giấy sang dạng kỹ thuật số. Vì dữ liệu số là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh số, việc quản lý dữ liệu kém có thể là một rào cản đáng kể trong quá trình chuyển đổi số
6. Văn hóa
Hầu hết các công ty trong ngành xây dựng vẫn hoạt động theo cách truyền thống như nhiều thập kỷ trước. Công ty dựa hoàn toàn vào các quy trình và công cụ thủ công, cơ khí. Việc các công nhân không tin tưởng vào công nghệ mới là rào cản đối với việc số hóa doanh nghiệp
SlimCRM - giải pháp hữu ích trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp xây dựng
Các công ty trong ngành xây dựng đều đang sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số. Những lợi ích mà công nghệ mang đến cho ngành xây dựng hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức kể trên.
SlimCRM là một giải pháp CRM (Customer Relationship Management) được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp xây dựng. SlimCRM cung cấp các tính năng và công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, từ bán hàng, marketing, đến sản xuất, thi công.
Tối ưu hóa quy trình bán hàng
SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng tối ưu hóa quy trình bán hàng từ trước, trong và sau khi bán hàng.
- Trước khi bán hàng: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng, phân tích thông tin khách hàng, và tạo các chiến dịch tiếp thị phù hợp.
- Trong quá trình bán hàng: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng theo dõi tiến độ bán hàng, quản lý các công việc và nhiệm vụ liên quan đến bán hàng, và chốt sale hiệu quả.
- Sau khi bán hàng: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng quản lý vòng đời khách hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng, và thu thập phản hồi của khách hàng.
Tập trung dữ liệu khách hàng
SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng lưu trữ tập trung tất cả dữ liệu về khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, nhu cầu, và phản hồi. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm thông tin khách hàng, phân tích dữ liệu khách hàng, và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn.
Quản lý công việc và dự án
SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng quản lý công việc và dự án hiệu quả. Với SlimCRM, doanh nghiệp dễ dàng tạo các công việc, dự án, phân quyền cho nhân viên, và theo dõi tiến độ thực hiện.
Theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp
SlimCRM cung cấp bảng dashboard đẹp mắt, tự động cập nhật nhanh chóng, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và hiệu suất của nhân viên.
Kết luận
SlimCRM là một giải pháp CRM toàn diện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xây dựng trong quá trình chuyển đổi số. SlimCRM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, và tăng cường cạnh tranh.
Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà SlimCRM mang lại cho doanh nghiệp xây dựng:
- Tăng doanh số bán hàng: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng, phân tích thông tin khách hàng, và tạo các chiến dịch tiếp thị phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nâng cao hiệu quả bán hàng.
- Tăng cường chăm sóc khách hàng: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng quản lý vòng đời khách hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng, và thu thập phản hồi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng cường lòng trung thành của khách hàng.
- Giảm chi phí: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng tự động hóa các quy trình kinh doanh, từ đó giảm thiểu chi phí nhân sự và chi phí vận hành.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động: SlimCRM giúp doanh nghiệp xây dựng dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp CRM phù hợp cho doanh nghiệp xây dựng của mình, thì SlimCRM là một lựa chọn đáng cân nhắc. Mời bạn dùng thử phần mềm miễn phí để có đánh giá chính xác nhất!