Platform là gì? Những điều cơ bản cần biết về Platform

Bạn đang ở đây

Platform là gì? Những điều cơ bản cần biết về Platform

09/10/21 Lượt xem: 864

Trong thời đại 4.0, mô hình kinh doanh dựa trên Platform khá phổ biến và đa dạng. Từ những công ty khởi nghiệp cho đến những công ty lớn có mặt trên thị trường từ lâu đời đều đang dần chuyển từ mô hình sử dụng phương pháp tuyến tính truyền thống sang mô hình kinh doanh dựa trên phương pháp nền tảng Platform.

Có phải cứ kinh doanh công nghệ trực tuyến thì gọi là nền tảng? Hay là cứ đem những thứ vốn tồn tại cả trăm năm nay (như chợ truyền thống) lên Internet (Shopee, Tiki…) thì sẽ gọi là kinh doanh nền tảng? Vậy thì cụ thể Platform là gì, hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Platform là gì?

platform 1

Hiện nay có khá nhiều cách diễn đạt giải thích về khái niệm của thuật ngữ Platform. Tuy nhiên, định nghĩa về Platform vẫn còn khá mơ hồ bởi nó liên quan đến nhiều lĩnh vực từ công nghệ đến kinh doanh. Dưới đây là hai định nghĩa về Platform giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thuật ngữ này.

  • Trong lĩnh vực kinh doanh (Business Platform): Platform là nền tảng của mô hình kinh doanh tạo ra giá trị dựa trên quá trình tương tác, trao đổi giữa hai hay nhiều nhóm phụ thuộc lẫn nhau, thường là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các nền tảng khai thác và tạo ra mạng lưới người dùng và tài nguyên lớn, giúp việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ diễn ra thuận lợi.
  • Trong lĩnh vực công nghệ (Technology Platform): Platform là một nhóm hệ thống công nghệ thông tin được dùng làm nền tảng cho các ứng dụng, quy trình hay các công nghệ khác. Các nền tảng này có thể được xem là công cụ để phát triển và vận hành các dịch vụ.

Xem thêm: PaaS là gì? Khám phá sức mạnh tam trụ của Cloud Computing

Online platform là gì?

Online platform (nền tảng trực tuyến) là một hệ thống phần mềm được cung cấp qua internet. Nó cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ, công cụ và tài nguyên khác nhau thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động.

Có nhiều loại online platform khác nhau, bao gồm:

  • Nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, v.v.
  • Nền tảng thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki, v.v.
  • Nền tảng học tập trực tuyến: Udemy, Coursera, edX, v.v.
  • Nền tảng chia sẻ video: YouTube, Vimeo, Dailymotion, v.v.
  • Nền tảng gọi điện video: Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, v.v.
  • Nền tảng quản lý dự án: Asana, Trello, Jira, v.v.
  • Nền tảng thanh toán trực tuyến: PayPal, Momo, ZaloPay, v.v.

Hệ sinh thái của Platform

platform 2

Sự kết hợp của nhiều Platform khác nhau tạo nên một môi trường đầy đủ và toàn diện cho người dùng, giúp người mua có thể kết nối trực tiếp với nhà sản xuất một cách nhanh chóng và chính xác. Môi trường này được gọi là hệ sinh thái (ecosystem).

Những Platform cấu thành nên hệ sinh thái cần phải có sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời, chúng phải thuộc cùng một quyền sở hữu.

Ví dụ: Hệ sinh thái của Apple bao gồm rất nhiều ứng dụng, sản phẩm có thể hoạt động tốt trên nền tảng thiết bị của hãng. Hệ sinh thái này trải rộng từ các thiết bị phần cứng như iPhone, iPad cho đến dịch vụ từ kho ứng dụng khổng lồ trên AppStore cho phép các nhà phát triển apps cùng xây dựng, hay iCloud cho phép kết nối các thiết bị của Apple với nhau. Các yếu tố trên tạo ra một hệ khép kín và tương trợ lẫn nhau, đem lại doanh số khổng lồ cho Apple.

Ưu điểm và hạn chế của Platform

platform 3

Mô hình Platform còn tồn tại những mặt hạn chế sau:

  • Quản lý chuỗi cửa hàng chưa hiệu quả nên không phù hợp phục vụ các đối tượng khách hàng riêng biệt.
  • Trải nghiệm người dùng còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh những hạn chế không đáng kể trên, mô hình Platform đã và đang phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các đặc tính vượt trội của nó. Ưu điểm chính của Platform là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Bên cạnh đó, chúng cũng có một số lợi ích nổi bật là:

  • Tăng tương tác giữa bên mua và bên bán nhờ tính năng kết nối thông tin.
  • Phát triển hiệu quả với quy mô lớn.
  • Quản lý yếu tố phức tạp của thị một cách dễ dàng.
  • Xúc tiến nhanh các mặt hàng tồn kho.

Các loại hình platform hiện nay

platform 4

  • Hardware Platform (Platform phần cứng): Là một tập hợp các thiết bị tính toán hay lưu trữ để các phần mềm máy tính có thể khai thác và sử dụng. Ví dụ, phần cứng máy tính của IBM được thiết kế để chạy một số hệ điều hành nhất định (Windows. Linux), trong khi phần cứng của Apple lại hỗ trợ những hệ điều hành khác (iOS, macOS).
  • Software Platform (Platform phần mềm): Là một hệ sinh thái các phần mềm hoạt động cùng nhau và cho phép các phần mềm khác được phát triển và chạy trên đó. Hệ điều hành hay các ngôn ngữ lập trình đều là những ví dụ của software Platform.
  • Cloud computing Platform (Platform điện toán đám mây): Là một hệ thống bao gồm phần cứng, hệ điều hành, phần mềm của một hệ thống máy chủ, cho phép các doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng qua Internet. Microsoft Azure, Amazon Web Service, hay Google Cloud là những nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng và thông dụng nhất.
  • Social Platform: Là công nghệ chạy trên nền tảng web, cho phép việc phát triển, vận hành và quản lý giải pháp và dịch vụ mạng xã hội. Từ đó, người dùng dễ dàng kết nối cộng đồng, chia sẻ nội dung, thêm bạn bè, thiết lập kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng mạng truyền thông xã hội khác.

Ngoài ra, còn một số mô hình Platform nổi bật khác có thể kể đến như: Digital Marketing, Customer Data Platform (CDP), AI, IoT, Blockchain, Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile.

Tiên phong trong cung cấp giải pháp về công nghệ, IZZI ASIA cung cấp Platform đa dạng lĩnh vực: CMS, E-Commerce, LMS, E-Learning, Marketing Automation, E-Event,... hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho mọi doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quan về chủ đề Platform

Nguồn: FB Viet Tran - GR Tăng Trưởng Thực Chiến

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận