4 lỗi nghiêm trọng mà CEO mới thường mắc phải | 2833

Bạn đang ở đây

4 lỗi nghiêm trọng mà CEO mới thường mắc phải

10/06/21 Lượt xem: 93

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng có đến hơn phân nửa trường hợp, thời gian mà những người điều hành mới gắn bó với công ty chỉ nhiều nhất là 18 tháng. Họ đều có một điểm chung là đều mắc phải 1 trong 4 lỗi nghiêm trọng mà các CEO mới phải biết để tránh. Bài chia sẻ sau đây sẽ cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Vội vàng trong đổi mới

Khi một người nhận được công việc với tư cách là CEO mới, họ thường có ý nghĩ rằng phải thực thi những thay đổi mới, tạo nên sự khác biệt so với cách người cũ quản lý. Harvard Business Review đã mô tả trường hợp của một công ty thuộc top 100 Fortune, một người điều hành mới ngay trong lần họp đầu tiên đã mạnh mẽ đưa ra một ý tưởng táo bạo. Nhưng anh ta không hề biết là người tiền nhiệm đã đưa ra ý kiến tương tự và đã bị ban lãnh đạo bác bỏ ngay lập tức.

Hành động hấp tấp chính là một trong những khuyết điểm của những CEO mới. Tập đoàn McKinsey đã nhận ra, đây chính là nguyên nhân chính trong những nguyên nhân khiến những người mới không thể gắn bó lâu dài. Các chuyên gia chỉ ra rằng, những CEO sau thường có xu hướng muốn thay đổi, cải cách lại doanh nghiệp hơn là những người điều hành cũ đến 18%.

Để tránh những hậu quả bởi sự hào hứng quá mức này, những CEO mới có lẽ nên đặt câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” thay vì “Tôi muốn làm như thế này!”. Đồng thời tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm từ người đi trước để giúp họ gần với thành công hơn.

Không thể kết nối được tầm nhìn và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Việc khẳng định rõ ràng nhiệm vụ và phương châm của công ty từ lâu đã được xem là một trong những yếu tố hiển nhiên dẫn đến thành công. Những từ ngữ được sử dụng ngắn gọn và dễ hiểu nhưng mang nhiều hàm ý, dễ dàng truyền tải đến khách hàng. Chẳng hạn như Pinterest với câu: “Giúp mọi người khám phá niềm đam mê và thôi thúc họ thực hiện nó trong cuộc sống – Help people discover things they love and inspire them to go do those things in real life.”

Tương tự khi áp dụng với từng cá nhân. Nghiên cứu của HBR thực hiện trên khoảng 200 CEO của các công ty toàn cầu lớn nhỏ, đã tìm ra nhân tố chủ yếu dẫn đến thành công chính là có mục đích rõ ràng, và có khả năng truyền dẫn nó đến người khác. Khi một CEO mới bắt đầu nhận việc, đây chính là điều đầu tiên mà họ cần phải xác định. Tại sao lại như vậy?Vì mục đích rõ ràng sẽ liên hệ mật thiết với sự cam kết trong công việc và thành công của từng cá nhân.

Khi được phỏng vấn về cùng chủ đề, bà Carolyn Aiken – cố vấn của McKinsey nói thêm: “Con người sẽ làm hàng vạn thứ cho điều mà họ tin tưởng”

Ceo mới 1

Bà Carolyn Aiken tin rằng chỉ có sự tin tưởng mới đem lại cho các CEO mới khả năng kết nối

Cố tạo nên vỏ bọc đáng sợ bằng cách đưa ra những quyết định sa thải liều lĩnh

Như một phản xạ tự nhiên, khi một CEO mới tiếp nhận công việc, những nhân viên cũ thường rất lo lắng. Hiển nhiên, sẽ có những trường hợp buộc phải “chia tay” với một số nhân viên cũ, nhưng trước khi ra quyết định, CEO mới vẫn phải nên suy xét thật kĩ.

Nếu bạn là một CEO mới và đã thấy được khả năng của nhân viên cấp dưới, hãy thử tận dụng những khả năng đó của họ trước khi đưa ra quyết định sa thải.
“Văn hóa lo sợ” của nhân viên cấp dưới đã được chứng minh là có sức ảnh hưởng cực kỳ tồi tệ đến doanh thu của công ty.

CEO phải thường xuyên truyền cảm hứng đến nhân viên của mình. Những người hướng đến sự cầu toàn trong công việc mà không khơi gợi nỗi lo sợ tiềm ẩn trong lòng cấp dưới sẽ có khả năng thành công hơn rất nhiều.

Đưa ra quyết định tuyển dụng sai lầm

Một điều hiển nhiên là tất cả những CEO giỏi phải biết cách giao quyền và xây dựng một đội ngũ trợ lý giỏi. Tương tự với những CEO mới, một đội ngũ nhân viên giỏi chắc chắn sẽ giúp tăng khả năng thành công của họ. Don Fisher, người sáng lập và là CEO của hãng thời trang Gap cho biết, suốt hàng chục năm tuyển dụng, ông vẫn chỉ có thể ra quyết định đúng trong phân nửa trường hợp.

Ông sẽ theo dõi và xem xét lại quyết định tuyển dụng của mình trong vòng 2 tuần khi người mới bắt đầu, để biết được người đó có thực sự phù hợp với công việc hay không. Nếu kết quả không tốt, ông sẽ có những hành động chấn chỉnh ngay lập tức.

Lời Kết : Với nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, con đường dẫn đến thành công cho những người điều hành cũng theo đó mà trở nên khó khăn hơn bội phần. Bằng cách hiểu rõ những nguyên nhân cốt lõi và phổ biến nhất, doanh nghiệp và những người điều hành sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng khả năng thành công.

Ceo mới 2

Ông Don Fisher nổi tiếng với khả năng nhìn người

Kết luận

Sai lầm khiến con người trưởng thành và mạnh mẽ hơn, cả bản thân những người nổi tiếng trong các câu chuyện trên cũng đã phải trải qua hàng tá sai lầm trước khi tính lũy được các kinh nghiệm quý báu ấy. Vậy nên, các CEO mới không nên nản lòng vì đã phạm phải một trong các sai lầm đã nêu trên.

Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về các sai lầm mà CEO mới thường phạm phải, có thể theo dõi bài viết này.

Nguồn: FB Hà Thắng - GR Học viện kinh doanh

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận