Chiến lược giữ chân nhân viên theo tâm lý học Maslow | 2781

Bạn đang ở đây

Chiến lược giữ chân nhân viên theo tâm lý học Maslow

04/02/21 Lượt xem: 654

Chiến lược giữ chân nhân viên thể hiện việc quản và dùng người của lãnh đạo. Doanh nghiệp có tốt hơn cũng nhờ đội ngũ nhân sự giỏi. Nhân sự giỏi qua nới khác làm, nhân sự không hài lòng về nơi làm việc, nhân viên ghét sếp...là những thực tế phổ biến. 

Vậy quản và dùng người sao cho phù hợp để có thể giữ chân nhân viên ? Đảm bảo được cả mong muốn của người sử dụng lao động và người lao động ?

Một vài chia sẻ từ anh Nguyễn Tấn Hùng - CEO Nanadogroup  về chiến lược giữ chân nhân tài theo tâm lý học Maslow, chúng ta có thể tham khảo.

Quản và dùng người là một trong những phạm trù cực khó khi làm chủ kể cả các chuyên gia nhân sự nhiều kinh nghiệm. Vì sao? Vì tâm lý con người luôn bất ổn, sớm nắng chiều mưa và sự tham lam đòi hỏi luôn tồn tại trong mỗi người, cả phía ta (người sử dụng lao động) và phía anh em (người lao động). Chính vì vậy, mối quan hệ ràng buộc 2 bên đặt trên sự tồn tại: LỢI ÍCH

Ngày mà 1 trong 2 bên, mà đa phần người lao động cảm thấy không còn, sự ràng buộc kia cũng lập tức tiêu tan.

Thế nên, người sử dụng lao động, người làm chủ một mặc kiểm soát công việc, ép KPI,... để đảm bảo hiệu suất công việc tốt nhất, mặc khác là phải luôn tìm cách thõa mãn những nhu cầu " trên trời dưới đất " của nhân viên để níu giữ họ không nghỉ việc bỏ đi nơi khác. Bằng cách sử dụng chiến lược tâm lý học MASLOW, tháp được sáng tạo bởi một nhà tâm lý học người Mỹ - Abraham Maslow, lý thuyết tháp nhu cầu Maslow và tháp nhu cầu maslow ngược đã thể hiện sự phân cấp từ cơ bản đến cao cấp nhu cầu của con người .Và đây được đánh giá là đỉnh cao trong lý thuyết xác định các nhu cầu tự nhiên của con người.

chiến lược giữ chân nhân viên

Cụ thể một vài khía cạnh trong chiến lược giữ chân viên:

Sinh lý, thể chất

Điều đầu tiên với một nhân viên (nhất là nhân viên cấp thấp, nhân viên thuộc diện lao động phổ thông) luôn quan tâm hàng đầu và đặt vấn đề rõ ràng nhất luôn là lương thưởng và phúc lợi để duy trì được đời sống tối thiểu (ăn uống, nghỉ ngơi , sinh hoạt…)

Người làm chủ có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách đưa ra chính sách lương tốt và công bằng dựa trên những tiêu chí đánh giá hiệu quả về công việc như: hệ thống đo lường KPI, theo dõi thái độ làm việc, chấm công thời gian làm việc,...

Ngoài vấn đề trên, người làm chủ cần đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân viên như đảm bảo chế độ phúc lợi: Thưởng sáng kiến, có chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên định kỳ (nhất là anh chị em làm môi trường độc hại), có du lịch hàng năm, có thưởng theo doanh thu công ty. Nếu có tài chính tốt, có thể nghĩ đến việc làm căn tin và cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca, party từng quý , từng dịp cho nhân viên với phí ưu đãi (rẻ hơn so với nhân viên ra bên ngoài ăn, trừ vào lương).

Có 1 số nơi, họ xây dựng tủ thuốc văn phòng cũng là 1 ý tưởng rất hay cho nhân viên tự chăm sóc mình, sử dụng thì đăng ký với phòng HR.

Sự an toàn nghề nghiệp / tương lai cho nhân viên

Yếu tố quan trọng thứ 2 trong chiến lược giữ chân nhân viên đó là An toàn cho nhân viên chính là tài sản quý giá nhất của mỗi con người. Nếu không vì cuộc sống thì không ai muốn áp lực công việc để ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ở vị trí là một nhân viên, mọi người đều mong muốn công ty sẽ đảm bảo nhu cầu về an toàn và tính mạng của mình làm ưu tiên trên hết.

Bạn còn nhớ vụ việc 1 nhà máy yêu cầu 1 công nhân vệ sinh mái tôn nhà máy và xảy ra tai nạn thương tâm vì rớt trên cao xuống?

Cụ thể gợi ý tham khảo:

  • Xây dựng được không gian làm việc an toàn, sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên.
  • Quy định việc tăng ca hợp lý.
  • Môi trường làm việc cần phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động như: Cần có đồng phục bảo hộ lao động,có hệ thống chữa cháy khẩn cấp, có trang thiết bị hỗ trợ khi làm việc nguy hiểm (thường ở nhà máy sản xuất)
  • Xây không gian riêng để nhân viên có thể thư giãn và rèn luyện thể dục sau giờ làm việc mỗi ngày.

Kết nối và giao tiếp nội bộ

Chiến lược giữ chân nhân viên đề cao tính kết nối và giao tiếp nọi bộ. Con người thì khi vào tập thể nào, họ cũng đều mong muốn được làm việc trong một môi trường thoải mái nhất và được nhận sự quan tâm từ cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt vào những lúc khó khăn cần giúp đỡ.

Một số gợi ý:

  • Xây dựng khung các hoạt động tập thể để thiết kế các chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho toàn tập thể nhân viên và tổ chức đều đặn.
  • Tổ chức cuộc thi sáng kiến để phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Treo giải cao là 1 gợi ý để cả tập thể cùng gắn kết.
  • Tổ chức tiệc sinh nhật tập thể cho nhân viên.
  • Xây dựng 1 môn thể thao dựa trên sở thích chung cả công ty hiện tại.

Sự tôn trọng và thừa nhận kết quả nỗ lực của nhân viên

Một nhân viên khi nhận được sự tôn trọng từ cấp trên và đồng nghiệp sẽ tạo thêm động lực để làm việc hăng hái hơn, muốn gắn bó lâu dài cùng tập thể công ty hơn. Đây là khía cạnh quan trọng và không thể bỏ xót trong chiến lược giữ chân nhân viên, người sử dụng lao động và bộ phận HR trong doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý vấn đề này.

Một số gợi ý:

  • Có cơ chế đánh giá nhân sự rõ ràng.
  • Tổ chức những event vinh danh nhân sự.

Mục đích là khen ngợi về sự đóng góp của nhân viên, phổ biến thành tích cá nhân một cách rộng rãi.

  • Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên.
  • Cơ chế Khung Năng Lực rõ ràng mỗi vị trí.

Thông tin khác

Bình luận