Văn hóa doanh nghiệp và bài học từ Rever | 1949

Bạn đang ở đây

Văn hóa doanh nghiệp và bài học từ Rever

13/12/19 Lượt xem: 527

Văn hóa doanh nghiệp luôn gắn liền với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này thực sự có ý nghĩa gì?

văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là gì ?

Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm này, hiểu nôm na thì Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các quy tắc, ứng xử trong nội bộ, với đối tác và khách hàng. Chúng được thực hiện từ trên xuống dưới và xuyên suốt trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nói một cách văn vẻ, văn hóa doanh nghiệp là cái cần khi ta có tất cả và là cái còn lại khi mất đi tất cả.

Một số doanh nghiệp có văn hoá mạnh như Thegioididong: khách luôn cảm nhận được nụ cười từ chú bảo vệ đến cô bé bán hàng, luôn nhận được sự chăm chút tỉ mỉ kể cả chỉ mua 1 cục sạc, luôn dc an tâm khi mua tại store hay website...nhân viên tgdd luôn làm việc hết mình, biết phối hợp mạch lạc, luôn tin yêu tổ chức.

Biểu hiện hữu hình và vô hình của Văn hóa doanh nghiệp

Một số biểu hiện rất dễ quan sát, đó là lớp bề mặt của văn hóa, còn phần lõi có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn rất nhiều thì vô hình. Cốt lõi của VHDN là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

Cấp độ thứ nhất: Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp

  • Trang phục làm việc
  • Môi trường làm việc
  • Lợi ích
  • Khen thưởng
  • Đối thoại
  • Cân bằng công việc – cuộc sống
  • Mô tả công việc
  • Cấu trúc tổ chức
  • Các mối quan hệ

Cấp độ thứ nhất trong cấu trúc văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức lạ. Cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng từ tính chất công việc kinh doanh, quan điểm nhà lãnh đạo,…

Cấp độ thứ hai: Các giá trị được công khai (Chiến lược, mục tiêu, triết lý doanh nghiệp)

Những giá trị được công khai cũng là yếu tố hữu hình vì có thể được nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều xây dựng các quy định, chiến lược, triết lí và mục tiêu riêng để làm kim chỉ nam cho toàn bộ nhân viên. Đây là cách để định hướng cho nhân viên phong cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp, rèn luyện ứng xử một số tình huống thường gặp.

  • Các giá trị
  • Đối thoại riêng
  • Các quy tắc vô hình
  • Thái độ
  • Niềm tin
  • Quan sát thế giới
  • Tâm trạng và cảm xúc
  • Cách hiểu vô thức
  • Tiêu chuẩn
  • Giả định

Cấp độ thứ ba: Các quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm chung)

Dù là văn hóa dân tộc hay văn hóa doanh nghiệp thì đều có những quan niệm chung hình thành và ăn sâu vào tâm lý các thành viên, tồn tại trong thời gian dài cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là yêu cầu tối thiểu để nội bộ doanh nghiệp đi cùng nhau và tồn tại – bất kì một hành vi ngược lại nào quan niệm chung cũng sẽ bị chối bỏ và đào thải.

Ba cấp độ trên hòa quyện và ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra cấu trúc doanh nghiệp đặc trưng của mỗi công ty.

Theo các chuyên gia nhân sự, trong 1-3 năm đầu mới thành lập, có đến 98% founders của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ tập trung đến việc xây dựng mô hình kinh doanh cũng như cải tiến sản phẩm mà quên mất việc xây dựng văn hóa công ty.

Đây cũng là một tâm lý dễ hiểu bởi ở thời điểm mới thành lập, các founders nghĩ trăm phương ngàn kế để công ty tồn tại được trên thị trường. Qua đến năm thứ 4, các nhà lãnh đạo khi đó sẽ ngồi lại với nhau để bàn phương án vận hành công ty thật tốt, vượt chướng ngại vật trước mắt và đề ra mục tiêu tăng trưởng. Một đội ngũ nhân sự làm việc nhiệt huyết, phối hợp ăn ý với nhau sẽ là chìa khoá cho sự thành công của mọi doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như nào ?

  • Đưa ra được cam kết từ các cấp cao nhất
  • Truyền tải được Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của DN tới từng nhân sự
  • Viết ra thành các quy tắc dễ hiểu cho mọi người
  • Đào tạo , truyền thông liên tục tạo thói quen
  • Lồng ghép văn hoá vào mọi hoạt động
  • Sẵn sàng bỏ qua lợi ích ngắn hạn nếu ko phù hợp văn hoá

Một vài ví dụ về bộ văn hóa doanh nghiệp

Dưới đây là  bộ Văn hoá Doanh nghiệp của Rever, 1 startup bất động sản rất thành công và có văn hoá mạnh, hãy cùng xem cách họ xây dựng văn hóa là gì nhé !

văn hóa doanh nghiệp

6 yếu tố chính trong văn hóa doanh nghiệp tại Rever

văn hóa doanh nghiệp

Đề cao tính Chính trực lên hàng đầu

văn hóa doanh nghiệp

Khách hàng là trung tâm của doanh nghiệp

văn hóa doanh nghiệp

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

văn hóa doanh nghiệp

Không ngừng học hỏi và cải tiến

văn hóa doanh nghiệp

Tinh thần bất bại không bao giờ từ bỏ

văn hóa doanh nghiệp

Củng cố tình đoàn kết

Tổng hợp và biên soạn

 

Thông tin khác

Bình luận