Doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình D2C ?

Bạn đang ở đây

Doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình D2C ?

28/11/19 Lượt xem: 118

Hiện nay D2C đang dần trở thành một mô hình được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng vì sự tiết kiệm và tính hiệu quả mà nó mang lại. Những ngành mà D2C phù hợp và thành công nhất có thể kể đến như bán lẻ, giày da, đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm và làm đẹp.

Có thể dễ nhận thấy những doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành thời trang, mỹ phẩm, gia dụng...đang có rất nhiều lợi thế trong việc triển khai mô hình D2C bởi sản phẩm của những ngành này khá nhỏ gọn, không quá khó để người dùng trải nghiệm trên môi trường Online.

Các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể áp dụng D2C như một chiến lược kinh doanh bổ sung cực kỳ hiệu quả hiện nay. Trên thế giới, hãng sản xuất giày đình đám - Nike đã áp dụng mô hình kinh doanh D2C và có được những kết quả ngoài mong đợi.

Đây là một mô hình tối ưu vừa có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp của bạn vừa có thể vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống vì không phải thông qua các trung gian đại lý phân phối nhỏ lẻ khác.

Vậy tại sao những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kể trên nên áp dụng mô hình D2C này? Hãy cùng  phân tích những lợi ích mà doanh nghiệp của bạn có thể nhận được.

d2c

Hoạt động D2C giúp các doanh nghiệp bán lẻ hiểu rõ khách hàng muốn gì?

Trong mô hình bán lẻ trước đây, các nhà sản xuất thường hiếm khi tương tác hoặc quan tâm nhiều đến những đối tượng đã mua sản phẩm của mình. Đương nhiên họ có thể hiểu tổng quan về nhóm đối tượng của mình thông qua các nghiên cứu thị trường hoặc các buổi phỏng vấn nhóm mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những hội thảo, diễn đàn thương mại,...

Thế nhưng đây không phải là một cách làm hiệu quả và gây tốn kém rất nhiều đối với doanh nghiệp của bạn. Nhất là trong bối cảnh khi mà nhóm đối tượng thuộc thế hệ Y và Z đang dần trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn trong tương lai cũng chẳng hề thích điều này. Bởi theo một thống kê của Nielsen, thì có đến 97% những người thuộc thế hệ Y và Z sở hữu smartphone dành nhiều thời gian mua sắm, thể hiện sự quan tâm, giải trí trên mạng xã hội. Họ là những người tiêu dùng thông minh nên họ luôn mong muốn sự minh bạch cao và sự trải nghiệm nhất quán từ lúc chọn mua sản phẩm cho đến khi sản phẩm được giao đến cho họ.

Trong khi đó với các hoạt động D2C thì các doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn có thể tương tác hoặc quan tâm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các trang mạng xã hội, tư vấn cá nhân, fanpage, cộng đồng, chăm sóc sau bán hàng.....tạo ra sự đồng bộ cả trước và sau bán hàng từ đó hiểu rõ khách hàng hơn.

Mô hình D2C giúp tiếp cận thị trường nhanh chóng

Việc tiếp cận thị trường nhanh chóng là một điều cực kỳ quan trọng, nhất là ở lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm. Hoạt động D2C giúp giảm thời gian ra mắt một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường từ 18 tháng xuống còn 3 tháng một cách hiệu quả. Với mô hình này, các nhà sản xuất không chỉ ở lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm mà ở những ngành nghề khác đều có thể giảm thiểu những rủi ro này bằng cách cho phép họ tung ra một sản phẩm sáng tạo mới ở một quy mô nhỏ hơn.

Các nhà sản xuất có thể phát triển một sản phẩm cụ thể, kiểm tra nó trong một nhóm người chặt chẽ và sau đó nhận phản hồi của họ. Điều này cho phép các công ty sản xuất lớn về thời trang và mỹ phẩm có thể hiểu khách hàng của họ yêu thích và ghét gì về sản phẩm để họ có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết khi thích hợp. Nhờ đó mà các doanh nghiệp này cũng rút ngắn khoảng cách thời gian đổi mới sản phẩm/dịch vụ.

Gia tăng mức độ kiểm soát thương hiệu, sản phẩm và danh tiếng

Trước đây, trong mối quan hệ sản xuất - bán lẻ truyền thống, các nhà sản xuất chỉ có thể kiểm soát hoàn toàn bao bì và các hoạt động tiếp thị ra bên ngoài của họ như quảng cáo trên TV và biển quảng cáo. Một khi sản phẩm lên kệ, các doanh nghiệp sẽ không còn kiểm soát được việc hoàn toàn những sản phẩm của mình. Trong thế giới thương mại điện tử cạnh tranh gay gắt như ngày nay, khách hàng luôn đòi hỏi một trải nghiệm chất lượng toàn diện. Và vì vậy, việc kiểm soát hoàn toàn từ đầu đến cuối thì khách hàng sẽ có cái nhìn tốt hơn nhiều đối với nhà sản xuất hơn là tin tưởng một số nhà phân phối và đối tác bán lẻ.

Bán hàng đa kênh thông qua mô hình D2C

Một lợi thế khác của việc bán hàng D2C là tiềm năng bán hàng thông qua việc phân phối với các kênh khác (omnichannel). Mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng được ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể thiết lập cửa hàng trực tuyến của mình trên những nền tảng thương mại. Điều này mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tích hợp nơi họ có thể vừa lướt web vừa có thể dễ dàng mua trên nhiều kênh, chọn các nhà phân phối họ thích và, nếu cần, có thể trả lại sản phẩm dựa trên những chính sách của sàn thương mại.

Tóm lại D2C ra đời không chỉ mang đến một trải nghiệm tốt hơn cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trải nghiệm tốt hơn, minh bạch hơn cho người tiêu dùng. Đây hoàn toàn là một xu hướng chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường bán lẻ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Và ai nhanh tay tận dụng cơ hội này sẽ có cơ hội giúp doanh nghiệp bứt phá tốt hơn.

Theo Launch

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận