7P trong marketing là gì? Mô hình marketing mix 7P 2023

Bạn đang ở đây

7P trong marketing là gì? Mô hình marketing mix 7P 2023

22/03/23 Lượt xem: 148

Mặc dù thường được coi là hoạt động quảng cáo cuối cùng nhưng marketing thực tế là sự kết hợp tối ưu giữa giá cả, phát triển sản phẩm, phân phối và khuyến mãi,... để doanh nghiệp đạt được thành công. Từ mô hình 4P truyền thống, ngày nay, 7P trong marketing đã được sử dụng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về tư duy marketing mix cũng như cách ứng dụng 7P trong marketing.

7p trong marketing

Marketing mix là gì và mang lại điều gì cho doanh nghiệp?

Marketing mix - tiếp thị hỗn hợp đề cập đến mọi thứ mà một doanh nghiệp làm để đạt được mục tiêu kết nối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với các khách hàng, từ lần đầu tiếp xúc cho đến khi hoàn thành giao dịch bán hàng và hơn thế nữa. Marketing mix là sự kết hợp của các chiến lược được sử dụng để hỗ trợ chu kỳ bán hàng và từng chiến lược cụ thể sẽ khác nhau giữa các công ty.

Một chiến dịch tiếp thị hỗn hợp tốt sẽ liên tục phát triển theo sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Một hỗn hợp tiếp thị tốt có thể:

  • Tạo ra điểm khác biệt cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
  • Cho phép sự linh hoạt, có cơ hội thử các chiến lược mới
  • Hỗ trợ xác định những ưu tiên
  • Tiếp cận những đối tượng mới
  • Tăng cường hợp tác trong doanh nghiệp
  • Thu hút khách hàng tiềm năng
  • Hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
  • Thông báo về những gì đang hoạt động hiệu quả và không hiệu quả

7p trong marketing mix

7P trong marketing mix là gì?

Các chuyên gia tiếp thị nghiên cứu và đưa ra mô hình marketing mix 7P sẽ hữu ích cho phần lớn các doanh nghiệp khi nhu cầu tiếp thị tăng lên:

  • Sản phẩm (Product)
  • Giá cả (Price)
  • Phân phối (Place)
  • Quảng bá (Promotion)
  • Con người (People)
  • Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)
  • Quy trình (Process)

Mô hình 4P và 7P trong marketing dường như đã rất quen thuộc, và tất nhiên có một lịch sử đằng sau 2 thuật ngữ này. Bài phát biểu của chuyên gia tiếp thị Neil Borden vào những năm 1950 là lần đầu tiên thuật ngữ “marketing mix” được sử dụng. Sau đó, giáo sư tiếp thị E. Jerome McCarthy đã tinh chỉnh các ý tưởng của Borden, tạo ra 4P marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng bá). Giả thuyết này được ông viết trong cuốn sách ra mắt năm 1960 của mình “Basic Marketing: A Managerial Approach”.

mô hình marketing mix 4P

Vào năm 1981, khi các phương thức tiếp thị ngày càng phát triển và dịch vụ khách hàng càng trở nên quan trọng hơn, Bernard H. Booms và Mary J. Bitner đã bổ sung thêm ba chữ P nữa: con người, bằng chứng hữu hình và quy trình. Từ đó, mô hình marketing 7P đã ra đời.

mô hình marketing mix 7p

Sản phẩm

Sản phẩm (hoặc dịch vụ) là cốt lõi của doanh nghiệp và là yếu tố đầu tiên trong 7P trong marketing. Cuối cùng, đó là điều khách hàng quan tâm nhất và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên làm cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất và đảm bảo luôn có sẵn. Lưu ý, sản phẩm phải là thứ kích thích đủ các giác quan của khách hàng và tạo ra mong muốn mua hàng ngay từ đầu, bao gồm thiết kế, chất lượng, tính năng tùy chọn, bao bì,... 

Cuối cùng, bạn nên biết được nhu cầu và mong đợi của khách hàng về sản phẩm để định hướng cách thể hiện giá trị sản phẩm tới họ. Tiếp thị nội dung - content marketing có thể giúp làm điều này, khi tạo ra các nội dung hữu ích và xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu, người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn. 

Giá 

Cách xác định giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức giá và mức độ cạnh tranh trên thị trường, các yếu tố đặc biệt của doanh nghiệp như vị trí nổi bật và tính năng độc đáo,... Các kế hoạch về giảm giá hoặc khuyến mại trong tương lai để điều phối các sản phẩm hoặc dịch vụ cũng có thể ảnh hưởng đến giá.

Sau khi đặt giá, bạn sẽ cần định kỳ đánh giá lại xem liệu giá đó có còn phù hợp với thị trường hiện tại hay không. Giá có thể tăng hoặc giảm tương ứng. 

giá trong 7p

Phân phối

Doanh nghiệp cần biết nơi sẽ bán sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này không chỉ đơn giản là vị trí thực tế mà bao gồm đủ những cách (nơi) mà doanh nghiệp sẽ bán hàng: cửa hàng bán lẻ, trang web, trang thương mại điện tử, triển lãm thương mại,... Doanh nghiệp sẽ cần xem xét mức độ tương tác của khách hàng tại từng nơi bán hàng để có sự đầu tư đúng đắn.

Quảng bá

Quảng bá là cách sản phẩm sẽ được chú ý, bao gồm mọi thứ doanh nghiệp làm để nói về khách hàng về thương hiệu của mình, từ truyền hình, đài phát thanh đến tài liệu in ấn, giảm giá và bán hàng, content marketing, social media marketing, email marketing, quảng cáo tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quan hệ công chúng,... Lý tưởng nhất là các phương pháp 7p trong marketing này kết hợp với nhau hoặc hỗ trợ lẫn nhau để giúp đối tượng mục tiêu chú ý đến.

Xem thêm: Các bước triển khai chiến dịch Email Marketing với SlimEmail và ChatGPT

Để thực hiện chiến lược tiếp thị này một cách tốt nhất, nên đảm bảo tất cả các kênh có thể tác động đến khách hàng. 

Mẹo: Các doanh nghiệp có thể cá nhân hóa hoạt động tiếp thị của mình bằng cách tận dụng nguồn dữ liệu khách hàng được tổng hợp và phân tích trong phần mềm CRM

Con người

Yếu tố con người thuộc 7P trong marketing ở đây chỉ mọi cá nhân tham gia vào sản phẩm, dịch vụ hoặc tiếp xúc với khách hàng. Đó có thể là nhân viên, đối tác kinh doanh hay nhân viên vận hành hoặc bất kỳ cá nhân nào mà khách hàng có thể liên kết với công ty của bạn.

Những người này cũng sẽ phần nào ảnh sản phẩm, dịch vụ của công ty nên cần đảm bảo rằng họ được đào tạo bài bản, hiểu thương hiệu và tin tưởng vào mục tiêu chung.

Bằng chứng vật chất

Với mỗi lần khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ nên có bằng chứng vật lý. Đó có thể là những ghi chú cảm ơn, biên lai, email xác nhận và các chi tiết khác đi kèm trong quá trình bán hàng có thông tin công ty trên đó. Tất cả những điều này nên phối hợp và có sự nhất quán với nhau để tạo ấn tượng và mang lại lợi ích cho nhận diện thương hiệu.

Quy trình

quy trình trong 7p

Khía cạnh quy trình liên quan đến cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cách sản phẩm được đóng gói hay cách dịch vụ được cung cấp và là một phần của những gì khách hàng sẽ trả tiền. Xem xét hoạt động hậu cần, vận chuyển và giao hàng, chuỗi cung ứng, quy trình thanh toán, thời gian chờ đợi,... 

Các quy trình càng liền mạch, khách hàng sẽ càng hạnh phúc hơn vì sẽ không bị lãng phí thời gian. Nếu khách hàng phàn nàn, đã đến lúc xem xét và đánh giá lại quy trình.

Các công cụ hỗ trợ hoạt động 7P trong marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

7P trong marketing có thể coi như một hướng dẫn tiếp thị cho phép bạn tiếp cận khách hàng của mình hiệu quả hơn và tăng doanh số bán hàng. Dưới sự phát triển của công nghệ hiện nay, các giải pháp phần mềm có thể là công cụ không thể thiếu trong hỗ trợ và tối ưu hoạt động marketing.

SlimCRM - phần mềm quản trị doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: khách hàng, công việc, tài chính, nhân sự đồng thời tích hợp các tính năng về marketing có thể là một giải pháp đáng tin cậy cho doanh nghiệp:

  • Thu thập lead tự động qua webform, kết nối với các kênh marketing

slimcrm hỗ trợ 7p trong marketing

  • Đo lường hiệu quả từng kênh marketing theo thời gian thực, cung cấp thông tin liên tục cho bộ phận marketing cải thiện các chiến dịch

slimcrm hỗ trợ 7p trong marketing

  • Kết nối bộ phận sales và marketing nhờ toàn bộ dữ liệu nằm gọn trên một nền tảng duy nhất

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo phần mềm SlimEmail giúp tạo và gửi email dễ dàng với nhiều mẫu có sẵn chuyên nghiệp, quản lý hiệu quả các chiến dịch email marketing.

Lời kết

Cho dù bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì, chiến lược marketing mix vẫn đóng vai trò quan trọng để đạt được thành công. Hy vọng những chia sẻ về mô hình 7P trong marketing trên sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp trong triển khai các chiến dịch tiếp thị. 

Xem thêm: 9+ Mẫu kế hoạch Marketing 2023 cho từng lĩnh vực

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận