Theo Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, trong 8 tháng đầu năm 2016, đã có 14.924 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có có 25.495 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 8,3% so với cùng kỳ, và có 7.479 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9% so với cùng kỳ.
Những con số này tiếp tục cho thấy những khó khăn của nền kinh tế và những thách thức khó lường đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng đâu là lý do khiến cho doanh nghiệp Việt cứ 3 thành lập mới thì 2 chết lâm sàng? Số doanh nghiệp chết cứ ngày một tăng như thế? Vì sao ?
1) Tử huyệt về tài chính, khá áp đảo
Hầu hết doanh nghiệp Việt, nhất là startup siêu nhỏ yếu kém về quản trị tài chính, thậm chí không biết gì là vô cùng phổ biến. Nhiều bạn trẻ tôi gặp còn không biết tính cả điểm hòa vốn, nhất là một số bạn định mở cafe, nhà hàng là hoàn toàn mù tịt, chỉ lo đi học pha chế, bếp núc là nghĩ vậy là đủ.
Những tình huống tử huyệt khá phổ biến về tài chính đôi khi còn liên quan đặc thù một số ngành nghề luôn bị ảnh hưởng về tiền bạc như xây dựng, phát hành sách, cung cấp vật tư cho các chuỗi,... toàn đối tác nợ triền miên khói lửa, chỉ lấy trước được một phần hay thậm chí bỏ tiền ứng trước 100%.
- Case 1: không thu hồi được nợ
Doanh nghiệp mãi mê theo doanh số mà quên kiểm soát kỹ dòng tiền, công tác thu hồi nợ kém, quá ỷ lại đối tác. Bài học từ sự đổ vỡ chuỗi huyvietnam (chủ quản nhà hàng món huế, phở ông hùng...) số tiền nợ nhà cung cấp hàng trăm tỷ là 1 bài học quá đắt với các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu.
- Case 2: Hoạt động dựa vào nợ vay
Kinh điển là để phát triển, đi vay nóng nợ ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động dài hạn (5-10 năm), khiến lợi nhuận về không kịp, DN lại đi vay tiếp ngắn hạn bên B để trả cho bên A... dẫn đến vướng vào vòng xoáy nợ nầng khổng lồ, như case tập đoàn HAGL khi nhảy vào nông nghiệp.
- Case 3: Mua sắm quá nhiều TS không sinh lời khi đang còn thuận lợi, ở đỉnh cao. Cái này hay gặp, kiểu có tý thành công thì phải phô ra. Nhiều CEO trẻ, mới lần đầu tiền lời được vài tỷ là lấy hết đi mua xe, mua nhà, văn phòng phải to to mới oách. Kết quả kẹt vốn khi công ty tăng trưởng.
Thế nên, thành công hay phá sản đôi khi còn đến từ sự khác biệt giữa các công ty tới từ cách thức quản trị và dòng tiền, để tiền bị chôn trong hàng loạt tài sản cố định không được vận hành hiệu quả với giá trị rất lớn. Như có nhiều công ty mua quá nhiều siêu xe không biết để làm gì.
Ðây cũng là nguyên nhân đưa các công ty vào tình trạng tái cấu trúc, phải thanh lý những tài sản dài hạn khác khi khó khăn.
- Case 4: Chi phí vận hành quá cao, hòa vốn lâu, đầu tư ban đầu nhiều
Chọn mô hình kinh doanh và đặc trưng có chi phí vận hành cố định hàng tháng quá cao cũng là 1 tử huyệt rất nguy hiểm.
Ví dụ: Như các chuỗi nhà hàng có điểm chung là chi phí cao, điểm hòa vốn cao. Mô hình chuỗi mở rộng với nhiều cửa hàng thì tiền mặt bằng thật khủng khiếp. Tiền mặt bằng bao gồm tiền đặt cọc, tiền thuê nhà, tiền sửa chữa thi công nội thất, tiền khấu hao hàng tháng, tiền điện nước thuế má, tiền lương nhân viên, quản lý, thậm chí cả chi phí vốn vay (nếu có) hàng tháng rất kinh khủng.
Chi phí mặt bằng là khoản chi phí cứng chiếm đến 40%-50% doanh thu thuần của cửa hàng (nếu đạt điểm hòa vốn). Còn nếu không đạt điểm hòa vốn thì sẽ lỗ bình quân 50 triệu -100 triệu đồng/1 điểm bán là chuyện có thể xảy ra. Cứ tưởng tượng mỗi tháng một điểm bán lỗ tối thiểu bình quân 50 triệu rồi nhân với tổng số điểm bán, bạn có thể mất nhiều tỷ đồng mỗi tháng. Mỗi ngày trôi qua, mỗi tháng trôi qua, bạn nhìn vào bảng cân đối kế toán thu chi sẽ cảm thấy một cơn ác mộng diễn ra vào ban ngày".
Rồi mặt bằng đông thì nhà hàng sẽ cần nhiều nhân viên. Nhưng nhân viên đông do mô hình kinh doanh đòi hỏi như vậy thì liệu nhà hàng lời nổi không với chi phí lương hàng tháng??
2) Tử huyệt về sự phục vụ và CSKH
Ví dụ trong ngành F&B, 1 quán hay chuỗi, rồi chuỗi lớn hay chuỗi nhỏ, tiệm danh tiếng hay chưa có tiếng, đã là nhà hàng, quán cafe thì khâu dịch vụ / service phải thật là tốt. Kinh doanh toàn bị feedback 1 sao thì dẹp sớm là cái chắc.
Ở thị trường F&B việt nam, sự chuyên nghiệp giữa các tập đoàn F&B, brand lớn từ nước ngoài về sự phục vụ sẽ thấy khác 1 trời 1 vực so với các brand nhỏ lẻ. Hãy khoan bàn về vốn. Ở đây là sự chuyên nghiệp và tỷ mỹ của họ trong công tác xây quy trình phục vụ và đào tạo nv ở điểm bán.
3) Tử huyệt đến từ sự thiếu tập trung.
Khoái ôm đồm làm nhiều thứ ban đầu để ăn tạp là tư duy hay thấy ở các bạn trẻ startup. Nhưng ngay cả Google đôi khi phạm phải tử huyệt này và họ còn phải dừng dự án của họ.
- Dự án Helpouts. Google ra mắt Helpouts vào năm 2013, là một nền tảng để cho mọi người chỉ dạy nhau trong thời gian thực thông qua trò chuyện video. Các chuyên gia cung cấp tất cả mọi hướng dẫn như các làm lành, tập luyện thói quen cá nhân, học đàn ghi-ta Hawaii và cả liệu pháp điều trị.
Có quá nhiều lĩnh vực khiến cho việc tìm kiếm một chuyên gia nào đó giống như đi mò kim đáy biển. Helpouts thất bại đơn giản chỉ vì tham vọng với quá nhiều thứ. Kết cục là dự án đã bị đóng cửa vào tháng 2/ 2015.
- Dự án Express. Dịch vụ chuyển phát nhanh Google Express luôn được đang chuyên gia dự báo cũng sẽ gánh lấy kết cục thất bại vì quá ôm đồm. Không như AmazonFresh được thử nghiệm trước tiên với dòng hàng tiêu dùng hoặc DoorDash bắt đầu với mảng thực phẩm, Google Express muốn triển khai khắp các ngành hàng từ đầu trong cùng thời điểm. Điều được xem như bất khả thi và họ cũng thất bại.
4) Tử huyệt đến từ các điểm chạm với khách hàng (Brand touch point on Customer Journey)
Bạn có nghe 1 câu chuyện là trong khi Hội đồng quản trị bàn kế hoạch marketing giữ chân KH hoành tráng thì ngày qua ngày, những nv bảo vệ ở các quán cafe vẫn âm thầm đuổi khách hàng mà bạn không hề để ý hay không. Ai làm F&B sẽ gặp vụ này. Khách hàng ghé quán hỏi chỗ đậu xe hơi, nó nói ở đây không đậu được xe hơi, xong bỏ đi mặc vị khách hàng kia tự loay hoay xoay sở.
Đừng bao giờ chủ quan ngay cả khi mọi chuyện đang suôn sẻ. Chỉ một điểm yếu nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp của bạn trở thành tử huyệt chôn vùi tất cả thành quả đã dày công gây dựng.
Theo Nguyễn Tuấn Hùng - Quản trị & Khởi nghiệp