Trong kinh doanh hệ thống, khi phát triển đến ngưỡng các doanh nghiệp sẽ thực hiện bước tiếp theo sẽ là nhân bản các chuỗi hay còn gọi là hệ thống các chi nhánh, cơ sở.
Vậy thì trước khi nhân bản mô hình, các CEO cần lưu ý điều gì ? Cùng tham khảo một vài chia sẻ từ anh Nguyễn Hữu Long nhé.
Nội dung bài viết
Tư duy hiệu quả
Luôn luôn phải có lãi ở cửa hàng đầu tiên lúc đó mới nhân. Phân tích chi tiết P&L - bảng cân đối lãi lỗ trên từng cửa hàng, sử dụng để định hướng phát triển cửa hàng mới. Nếu nhân bản cửa hàng chỉ đơn giản vì thích, vì thương hiệu hay cái tôi cảm xúc thì rất dễ "toang"
Tính nhất quán giữa các chuỗi cửa hàng
Phát triển cửa hàng thứ 2,3 luôn dựa vào cửa hàng đầu tiên về cơ cấu hàng hoá, nhận diện màu sắc, trưng bày, biển bảng, mô hình cửa hàng (mặt tiền, diện tích sử dụng, định biên nhân sự...) làm cơ sở để phát triển. (Phiên bản đầu tiên luôn là phiên bản tốt nhất - Còn hơn là không hành động)
Hoạt động trao đổi nội bộ phải thông suốt có tính hệ thống, giữa các cửa hàng phải đồng bộ về vận hành, thông tin để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Rất nhiều chuỗi chạy chương trình khuyến mại hay ưu đãi cho khách hàng lúc triển khai mỗi cửa hàng một kiểu, khách hàng không biết đâu mà lần.
Kiểm soát tồn kho
Khi bạn không biết được cửa hàng của mình còn tồn bao nhiêu hàng trong kho, thì không thể phục vụ khách hàng chu đáo được, ngoài ra nắm bắt được các chỉ số tồn kho giúp chúng ta lên được kế hoạch hàng hoá, thu mua thúc đẩy để thu hồi vốn, tạo dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp.
Nhiều khi khách hỏi trên Facebook thì nhân viên trả lời có, đến cửa hàng thì lại hết hoặc hàng chưa chuyển tới...
Vận hành trơn tru
Vận hành trơn tru được hiểu là cửa hàng vẫn hoạt động bình thường và tạo ra được lợi nhuận với "nhân sự cấp thấp nhất". Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể. Hầu như tất cả những doanh nghiệp vĩ đại được tạo dựng nên không phải bởi những cá nhân xuất sắc mà bởi những người bình thường biết làm những việc đặc biệt.
Các hoạt động về doanh thu, các chỉ số về số lượng khách hàng cũ mới, giá trị trung bình đơn phải được đo lường và theo dõi, phân tích, mổ sẻ hàng ngày để kịp thời điều chỉnh theo nhu cầu của khách tại từng cấp cửa hàng chứ không chỉ riêng cấp quản lý hay của trụ sở.
Thị trường
Ngó nghiêng tìm hiểu xem thị trường có lớn, còn cơ hội mở rộng không, nếu đi tiếp thì chiến lược thể nào. Có thể tìm kiếm trên google các số liệu về ngành các bên nghiên cứu thị trường hay công bố hoặc tìm các bài báo tổng hợp về các người chơi (players) để biết mà điều chỉnh.
Ví dụ thị trường mẹ & bé đâu đó mỗi năm khoảng 7 tỷ $ tương đương khoảng 60.000 tỷ nhưng các ông lớn như Concung (~ 472 cửa hàng); Bibomart (~136 cửa hàng); KidsPlaza (~115 cửa hàng)...còn chưa chiếm đến 20% tổng dung lượng thị trường [Đoạn này là ước tính cá nhân dựa trên kinh nghiệm bỉm sửa hơn 6 năm mò mẫm] => cơ hội còn nhiều vô kể.
Hay đơn cử thị trường điện thoại di động, điện máy các ông lớn nắm hầu hết miếng bánh to như TGDD 52%, ĐMX khoảng 62% chưa kể một số tay to khác thì mình xem tính khả thi như nào. Tránh đâm đầu vào rồi, trứng chọi đá không được như ý quay ra u sầu, phiền não mà uổng ra.
Như trong giai đoạn hậu Cô Vy này thu nhập người tiêu dùng giảm, mọi hoạt động của thương hiệu đến với khách hàng cũng phải phù hợp với như cầu của khách hàng. Thay vì mở điểm chúng ra sẽ quan sát thị trường về sự tăng trưởng, thay vì giữ nguyên giá chúng ta sẽ tung ra nhiều hoạt động thu hút khách hàng hơn để có thêm dòng tiền, thay vì cho khách hàng 5đ thành 8đ để kích thích mua sắm.
Tham gia vào bán lẻ mới thấy cực và "con mọn" là thế nhưng bù lại, cho chúng ta rất nhiều góc nhìn về hệ thống, con người, quản trị, vận hành chi tiết...Không phải ai cũng hợp với chuỗi hoặc có năng lực vận hành chuỗi. Nhưng ai sở hữu sở thích, đam mê về chúng sẽ luôn gặt hái được trái ngọt.
Chia sẻ Nguyễn Hữu Long - Quản trị & Khởi nghiệp