Tổng chi phí sở hữu công nghệ trong thương mại điện tử là gì ?

Bạn đang ở đây

Tổng chi phí sở hữu công nghệ trong thương mại điện tử

11/11/20 Lượt xem: 922

Tổng chi phí sở hữu công nghệ trong thương mại điện tử là gì ?

Trong kinh doanh, điều quan trọng là có lợi nhuận và sống sót qua giai đoạn đầu là yếu tố quan trọng. Nhưng đôi khi vì lợi ích ngắn hạn của giai đoạn đầu mà nhiều chủ doanh nghiệp hay đi vào lối mòn khi xây dựng hệ thống ecommerce đó là chọn một nền tảng đáp ứng nhu cầu hiện tại với mức chi phí chấp nhận được và triển khai. Để khi doanh nghiệp phát triển cần bổ sung thêm tính năng thì lại bỏ đi tìm một hệ thống to hơn đáp ứng được nhu cầu gây nên sự lãng phí về tài chính và thời gian không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Điều này không chỉ xảy ra với việc xây dựng hệ thống ecommerce mà nó xảy ra với bất cứ nền tảng công nghệ nào. Bài viết chia sẻ dưới đây từ anh Tú Nguyễn - Ecommage  sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

TCO (Total Cost of Ownership) - Tổng chi phí sở hữu công nghệ là sự đánh giá toàn diện về công nghệ thông tin (CNTT) hoặc các chi phí khác trong phạm vi doanh nghiệp theo thời gian. Đối với CNTT, TCO bao gồm việc mua lại phần cứng và phần mềm, quản lý và hỗ trợ, thông tin liên lạc, chi phí cho người dùng cuối và chi phí cơ hội của thời gian ngừng hoạt động, đào tạo và các tổn thất năng suất khác (theo Gartner)

tổng chi phí sở hữu công nghệ

Sâu hơn với TCO của hệ thống ecommerce đó chính là tổng các chi phí liên quan đến việc mua, triển khai và quản lý các giải pháp công nghệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) ví dụ như:

  • Chi phí xây dựng hệ thống ecommerce (giao diện & tính năng)
  • Chi phí server, chi phí tích hợp hệ thống ecommerce với hệ thống khác
  • Chi phí bảo trì, xây dựng mobile app, chi phí mở rộng tính năng
  • Chi phí đăng ký bảo hộ bộ công thương, tên miền, hosting...

Với nguồn lực hiện có doanh nghiệp cần cân nhắc nên lựa chọn nền tảng ecommerce nào để hoạt động kinh doanh. Việc tính toán TCO sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và giảm thiểu mọi chi phí phát sinh trong quá trình phát triển. Điều này cực kỳ có lợi khi quy mô doanh nghiệp ngày một mở rộng và phát triển dài hạn.

Xem thêm: Mẫu kế hoạch marketing tổng thể trong tháng cho trang thương mại điện tử

Tổng chi phí sở hữu khác giá như nào ?

Tổng chi phí sở hữu (TCO) nó sẽ khác với giá ở chỗ, giá chỉ tính đến giá mua. Ví dụ: nếu một nền tảng mới có giá 300k/tháng thì những gì bạn thực sự đang xem ở đó chính là giá. Tổng chi phí sở hữu sẽ bao gồm tất cả các chi phí bổ sung để vận hành hệ thống.

Giá là một yếu tố quan trọng nhưng TCO mới là cái để doanh nghiệp quyết định công nghệ của mình. TCO có ảnh hưởng đến ROI của doanh nghiệp vì nếu không phân tích kỹ TCO doanh nghiệp có thể phải trả giá cao gấp 5-8 lần giá sở hữu ban đầu. Sự khác biệt về chi phí có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và vận hành của doanh nghiệp sau này.

Biết rõ được nền tảng công nghệ của mình tốn bao nhiêu tiền theo thời gian sẽ giúp được chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định rõ ràng và đúng đắn hơn. Việc tính TCO cho hệ thống ecommerce sẽ làm sáng tỏ việc doanh nghiệp nên đầu tư một nền tảng chất lượng thay vì quay lại và tái đầu tư khi hệ thống cũ không còn hỗ trợ được sự phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ, giả sử một công ty khi tham gia vào thị trường kinh doanh đầu tư vào hệ thống ecommerce cơ bản miễn phí. Mặc dù trong thời gian đầu hoạt động vận hành khá trơn tru và đáp ứng nhưng càng về sau khi doanh nghiệp cần nhiều chức năng hơn, cần cải thiện hệ thống để phát triển hơn thì phải bắt đầu lại hoàn toàn với một hệ thống hoàn toàn mới. Việc này không chỉ lãng phí dữ liệu khách hàng đã có trước đó mà còn lãng phí về mặt thời gian, tiền bạc, nhân lực để đầu tư lại từ đầu. Giá dùng ban đầu cho hệ thống ecommerce có thể là “miễn phí” cũng có thể là “ít phí” thoạt đầu nghe có vẻ hấp dẫn nhưng cuối cùng cái giá bạn phải trả là rất đắt theo đúng nghĩa đen.

Để biết doanh nghiệp bạn cần những gì để chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp bạn cần giải quyết các câu hỏi sau trước khi tìm kiếm một nền tảng phù hợp.

  • Nền tảng có khả năng mở rộng quy mô như thế nào để phát triển trong tương lai?
  • Các tính năng có sẵn (OOTB) của nền tảng là gì?
  • Nền tảng có thể bổ sung thêm các tính năng để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai không?
  • Nền tảng sẽ có những hỗ trợ doanh nghiệp những gì?
  • Nền tảng có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của cả thị trường B2B và B2C không?

Những câu hỏi này khá sát sườn với hoạt động cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp nên giải quyết được những câu hỏi này bạn sẽ nhận ra nền tảng nào là phù hợp nhất. Và điều quan trọng sau khi lựa chọn được nền tảng thì cũng cần một đơn vị chuyên môn triển khai hệ thống ecommerce.

Xem thêm: Quản lý đơn hàng thương mại điện tử

 

Thông tin khác

Bình luận