Làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website | 1012

Bạn đang ở đây

Làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website

02/03/17 Lượt xem: 29

Chúng ta đều biết rằng tầm quan trọng của nội dung trong chiến lược Internet Markeitng. Tuy nhiên việc tạo ra nội dung chất lượng cao, có mục tiêu thì chưa chắc website của bạn đã làm việc, làm việc ở đây là làm cho khách truy cập thực hiện một hành động nào đó như gọi điện, mua hàng, trở thành khách hàng. Điểu bạn cần đó chính là nội dung phải làm cho khách truy cập tương tác với website. Hầu hết mọi người đều nhận biết được rằng Content is King nhưng nội dung sẽ không chuyển đổi được người đọc thành người mua hàng hoặc đạt được mục tiêu doanh số của doanh nghiệp bạn. Vậy làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi của website? Một số điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là khi bạn tạo ra nội dung có chứa CTA hay không? Loại nội dung nào làm cho người đọc taọ ra hành động? Bạn cần biết chắc chắn điều gì khách hàng đang muốn và những thông điệp bạn gửi đến khách hàng cần được biến thành hành động. Và đây là những lời khuyên dành cho nội dung của trang web để bạn tối ưu hóa, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số từ chiến lược nội dung của bạn.

Vậy làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi?

1. Call To Action (Lời kêu gọi)

Nút kêu gọi hành động hoặc CTA thường được nghe đến trong giới Internet Marketing. Đây là các để hướng người truy cập hoàn thành mục tiêu của bạn. CTA rất quan trong trong bất kỳ trang web dịch vụ và sản phẩm nào của bạn. Chúng ta có thể nó rằng CTA sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, do đó chúng ta cần tiếp cận theo cách làm cho trang của mình như tờ báo, tập trung vào quảng cáo nhưng chỉ trong những khu vực nhất định. Khi bạn tạo CTA cho trang web của mình bạn cần quyết định nơi nào bạn sẽ đặt CTA như trên Header, slidebar, footer hoặc trong chính nội dung bài viết. Bạn nên đặt nội dung nơi nào người dùng dễ đưa ra hành động nhất

2. Pop-ups

Nhiều trang web sử dụng pop-up như một cách khác để đạt được mục tiêu của họ. Bạn biết rằng nhiều trình duyệt sẽ chặn các pop-up nhưng pop-up vẫn hoạt động rất tốt.  Một nghiên cứu đã cho thấy rằng pop-up sẽ giúp cho trang web chuyển đổi nhiều khách truy cập hơn những trang web không sử dụng pop-up. Đôi khi pop-up không được khách hàng yêu thích vì nhiều lúc nó làm phiền khách hàng khi hiển thị những nội dung mà họ không muốn nhìn thấy. Bạn có thể sử dụng pop-up với bộ đếm thời gian để đảm bảo người dùng đi ra trang web vì bị làm phiền.

3. Một trường hợp thực tế

Minh chứng cụ thể đóng vai trò quan trọng trong tâm trí khách hàng, khi một khách hàng muốn đầu tư hàng triệu đồng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn thì họ cần phải xem kết quả bạn làm được trước đó. Do đó bạn phải cho khách hàng của mình thấy chúng bằng hình ảnh. Các kết quả thực tế này có thể khái quát được những gì mà bạn làm được cho khách hàng trước đó. Hãy mô tả nó một cách dễ hiểu nhất như kể một câu chuyện, sử dụng hình ảnh, audio, video và những cách độc đáo khác để làm cho chúng trở nên thú vị hơn, thu hút hơn.

4. Ý kiến đánh giá

Phần này giống như một kiểu khác của các trường hợp thực tế. Khách hàng của bạn sẽ cung cấp cho bạn các ý kiến đánh giá, xác thực về chất lượng của dịch vụ và bạn đặt nó lên trên website của mình. Hãy đề nghị khách hàng của mình đưa các đánh giá lên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Google Plus.

5. Đăng ký Email

Hầu hết các trang web đều tạo ra dữ liệu khách hàng của họ. Họ sử dụng những cơ sở dữ liệu này để tăng doanh số bán hàng bằng cách đưa cho khách hàng những thông tin hữu ích qua Email. Thêm chức năng đăng ký nhận Email trên website hoặc chia sẻ tài liệu cho họ sẽ giúp bạn có ddược thông tin của khách hàng.

6. Dễ liên lạc

Đây có lẽ là điều bạn mong đợi khi khách hàng đã có nhu cầu liên hệ với bạn, do đó đừng bao giờ để những thông tin liên lạc khó tìm thấy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phần mềm chat trực tuyến với khách hàng để có thể tư vấn cho khách hàng ngay lúc họ có nhu cầu cao nhất.

7. Các dấu hiệu tin tưởng

Bạn biết rằng việc kinh doanh trực tuyến thì khách hàng và bạn không kết nối trực tiếp. Do đó, nhiều khách hàng vẫn mang tâm lý lo sợ hoặc đã có những lần họ đã sử dụng một dịch vụ tồi tệ nào đó khiến cho khách hàng không tin tưởng bạn. Do đó, bạn cần phải làm cho họ tin tưởng với các giấy chứng nhận, cúp vàng hay huy chương được các tổ chức uy tín trao tặng. Những dấu hiệu này cho khách hàng sự đảm bảo rằng họ mua hàng chính hãng. Những nút đi đến trang mạng xã hội sẽ giups cho bạn nâng cao sự tin tưởng khi bạn cho khách hàng thấy bạn là thật.

8. Mạng xã hội

Hiện nay, mọi người sử dụng mạng xã hội hàng ngày, do đó bạn cần tập trung vào mạng xã hội như đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing. Mạng xã hội sẽ giúp bạn tạo ra sự nhận diện thương hiệu cho các khách hàng mục tiêu của mình và sẽ giúp thương hiệu, uy tín của bạn. Trang web của bạn sẽ giúp quảng bá các mạng xã hội như Facebook, Google Plus, LinkedIn, Pinterest, YouTube. Nó sẽ mang lại cho bạn thêm lượt Like, người theo dõi đó chính là tất cả khách hàng tiềm năng của bạn. Công cụ tìm kiếm đang nói về những tín hiệu xã hội giúp tăng thứ hạng từ khóa, thậm chí nếu các Fan hay những người theo dõi không chuyển đổi được thì nó vẫn có thể hiển thị đến bạn của họ.

9. Từ khóa dài trong SEO

Nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật khi bạn đưa lên TOP những từ khóa dài thực sự dễ dàng và người dùng bản thân họ đang tìm kiếm những từ khóa này là những người đã xác định được rõ nhu cầu của họ, họ cần gì, họ có gì thì việc chốt sale khi họ bước vào trang web của mình là điều không còn quá khó. Đối với 1 từ khóa ngắn như tư khóa "cửa upvc" thì thời gian SEO là bao lâu và từ khóa "cửa nhựa lõi thép Upvc" mất thời gian bao lâu, hãy nghĩ về điều đó nhé.

Thông tin khác

Bình luận