Cơn sốt chuyển đổi số đang càn quét giới kinh doanh, nhưng thực tế 70% doanh nghiệp thất bại trong quá trình thực hiện kế hoạch chuyển đổi. Emotional quotient (EQ) là giải pháp cho hiện trang này. Vậy Emotional quotient là gì? Làm sao để áp dụng Emotional quotient vào quá trình chuyển đổi? Trong bài viết này, SlimCRM sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất!
Nói đến số hóa tổ chức, công nghệ chỉ là một phần của câu chuyện.
Một vấn đề các doanh nghiệp thường gặp phải là tập trung quá nhiều vào khía cạnh kỹ thuật, nhưng thực tế khâu tổ chức lại là yếu tố giúp nhân viên và công nghệ phối hợp với nhau tốt hơn. Qua đó, kết quả kinh doanh dần trở nên khả quan. Peter Drucker nhà tư vấn quản lý nổi tiếng từng nói rằng: “Chúng ta cần tập trung vào cốt lõi của tổ chức - nhân viên, những người thúc đẩy quá trình chuyển đổi và bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi”
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Daniel Goleman, thành công của cả cá nhân lẫn tổ chức có 80% emotional quotient (trí tuệ cảm xúc, EQ) và 20% intelligence quotient (chỉ số thông minh não bộ, IQ). Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo có thể khắc phục được những hành vi đã phá hỏng kế hoạch chuyển đổi số tốt nhất. Vậy emotional quotient là gì? tại sao lại quan trọng như thế? Hãy cùng xem phần tiếp theo!
Emotional quotient là gì?
Emotional Quotient (EQ) là một chỉ số đo lường khả năng của một người trong việc nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. EQ còn được gọi là trí tuệ cảm xúc và là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học và nhân học. Điểm EQ của một người cho thấy khả năng sử dụng cảm xúc để giải quyết vấn đề, giao tiếp, đối mặt với áp lực và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Nó được coi là một yếu tố quan trọng đóng vai trò trong thành công cá nhân và trong quá trình tương tác xã hội và nghề nghiệp.
Vai trò của Emotional quotient là gì? Tại sao EQ lại quyết định thành công của chuyển đổi số
Chuyển đổi số không chỉ về công nghệ – mà còn là về con người. Nếu nhà lãnh đạo quá tập trung vào khâu kỹ thuật, khả năng lớn nhân viên sẽ chán nản và kiệt sức. Do đó emotional quotient là chìa khóa giúp người đứng đầu doanh nghiệp không chỉ thành công trong việc chuyển đổi mà còn trong quản trị nhân viên
Những nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình để tạo ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của người khác. Trí tuệ cảm xúc (Emotional quotient, EQ) tăng cường khả năng lãnh đạo, giúp quản lý tốt bản thân và cả người khác.
Trí tuệ cảm xúc (Emotional quotient, EQ) cũng giúp các nhà lãnh đạo phát hiện và đưa ra ứng phó kịp thời với các mối quan hệ gặp trục trặc, hay đưa ra giải pháp hợp lý trong trong môi trường hạn chế về nguồn lực, quản lý.
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về giá trị emotional quotient là gì trong quá trình lập chiến lược và thực hiện chuyển đổi số:
Chuyển đổi số không chỉ là công nghệ mà còn là hiểu yêu cầu, tư duy để nhân viên chủ động thay đổi. Emotional quotient, EQ là mấu chốt của vấn đề này.
Trải nghiệm và kỳ vọng của nhân viên liên tục thay đổi, đặc biệt là trong môi trường làm việc sau đại dịch. Do đó nhà lãnh đạo cần hiểu rõ người lao động và phân khúc người dùng ngày nay, nguyện vọng cũng như kỳ vọng của họ đối với các ứng dụng và dịch vụ ở mức độ nào?
Tìm cách giao tiếp và quản lý tiến trình chuyển đổi. Các rào cản chuyển đổi và áp dụng là gì? Làm thế nào để giải thích những lợi ích của việc chuyển đổi và làm cho việc áp dụng dễ dàng hơn? Hiểu được những vấn đề này đòi hỏi EQ và sự từng trải của nhà lãnh đạo.
Biết cách xử lý những lời chỉ trích, phản đối, thất vọng và các tình huống khác đòi hỏi lãnh đạo phải có EQ và sự từng trải cao.
Chìa khóa thành công là luôn lắng nghe và đặt câu hỏi đúng. Các nhà lãnh đạo phải luôn lắng nghe, học hỏi và quan sát. Trong một tổ chức, dữ liệu là kiến thức và bất cứ ai cũng là nguồn kiến thức. Các nhân viên, đối tác và khách hàng đều là những nguồn “cảm hứng” cho các giải pháp.
Các nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn lắng nghe và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, tạo ra và thực hiện các mục tiêu. Điều này cần có trí tuệ cảm xúc (emotional quotient, EQ) để hỗ trợ đạt được thành công.
Emotional quotient - Ứng dụng trong quy trình chuyển đổi
Với nhân viên
Để khai thác toàn bộ sức mạnh của công nghệ mới, các nhà lãnh đạo phải tập trung vào những thứ nằm ngoài mục hàng trong ngân sách hoặc thước đo ROI.
Công nghệ, kỹ thuật và thực thi rất quan trọng. Nhưng nếu nhà lãnh đạo không quan tâm đến những thứ vô hình như văn hóa, hành vi và cách thức làm việc, thì kết quả cuối cùng khó đáp ứng được kỳ vọng.
Ví dụ: khi một tổ chức viễn thông lớn chuyển đổi quy trình làm việc sang một phần mềm đám mây, các nhà lãnh đạo tập trung vào việc chuyển đổi sang công nghệ mới mà không giải thích ý nghĩa của nó đối với nhân viên. Họ nhấn mạnh tác động kỹ thuật mà không giải thích nó ảnh hưởng đến nhân viên như thế nào hoặc tại sao nó lại quan trọng đối với tổ chức. Do đó, nhân viên của trung tâm dữ liệu đã phản đối sự thay đổi này vì họ coi việc chuyển sang phần mềm đám mây sẽ đe dọa công việc của họ.
Xung đột giữa cách làm việc cũ và công nghệ mới đã làm chệch đi ý nghĩa của chuyển đổi số. Cuối cùng, quá trình chuyển đổi mất nhiều thời gian hơn và mang lại giá trị chậm.
Đây cũng giải thích tại sao “không để nhân viên “chìm” trong nghi vấn với quyết định thay đổi của doanh nghiệp” là quan trọng. Hãy giúp nhân viên hiểu rằng công nghệ mới sẽ loại bỏ những công việc không tên, giải phóng thời gian cho những công việc có ý nghĩa hơn. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo phải giải thích những thay đổi trước khi chúng xảy ra. Cách tốt nhất là trả lời đủ những câu hỏi sau:
Sự thay đổi này là gì?
Tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Điều này có ý nghĩa gì đối với nhân viên?
Cần loại bỏ những thói quen làm việc nào?
Cách tiếp cận mới nào nên được phát huy?
Không chỉ thay đổi công nghệ
Nếu thực hiện đúng, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ thay đổi tính chất công việc. Khi bắt đầu chuyển đổi số, hãy xem xét toàn cảnh bằng cách đặt những câu hỏi như sau:
Doanh nghiệp sẽ như thế nào sau 18 đến 24 tháng với công nghệ mới?
Vị trí nào không còn phù hợp? Vị trí mới có cần thiết không? Làm thế nào khi các vị trí liên tục thay đổi?
Những thay đổi nào là cần thiết trong quá trình thực thi?
Ngay cả sau khi trả lời những câu hỏi này, các nhà quản lý không nên chạy theo những công nghệ mới nổi, vì có thể gây hoang mang trong tiến trình làm việc của nhân viên.
Thay vào đó, hãy thúc đẩy văn hóa giao tiếp, minh bạch trước khi đưa ra quyết định chuyển đổi. Thông báo với nhân viên: Doanh nghiệp không muốn mất bạn. Hãy nói về cách bạn có thể chuyển sang một tổ chức đã thay đổi.
Muốn quá trình chuyển đổi số thành công thì cần nâng cao và đào tạo lại kỹ năng của người lao động hoặc để chuẩn bị vị trí làm việc mới cho họ.
Những doanh nghiệp cung cấp các khóa đào tạo có thể tạo ra sự ủng hộ đáng kể từ lực lượng nhân viên hiện tại. Trong quá trình nghiên cứu về quy trình chuyển đổi số, Tập đoàn tư vấn Boston đã phát hiện ra rằng các tổ chức tập trung vào văn hóa giao tiếp có khả năng đạt được các mục tiêu cao gấp 5 lần so với các tổ chức tập trung vào khía cạnh khía cạnh kỹ thuật và đặt con người sang một bên.
Nếu không có sự rõ ràng và mong muốn cải thiện lực lượng lao động hiện tại, các công ty sẽ chứng kiến những nhân viên trung thành rời đi với số lượng lớn. Kết quả là tốn thêm thời gian, chi phí thuê và đào tạo nhân viên mới.
Mẹo quản lý quy trình chuyển đổi số
Dưới đây là một số mẹo cần ghi nhớ khi quản lý quá trình chuyển đổi số
Đưa quản lý thay đổi tổ chức trở thành một phần của lộ trình và ngân sách thay đổi ngay cả trước khi dự án bắt đầu. Đừng đánh giá thấp thời gian cần thiết để có được nhân viên trên đường đi.
Bản chất của con người là chống lại sự thay đổi. Mặc dù nhà lãnh đạo hiểu chuyển số là điều không thể tránh khỏi, nhưng nhân viên thì không vì thế hãy đảm bảo rằng lý do của sự thay đổi được thông báo rõ ràng cho nhân viên
Bắt đầu với một bức tranh rõ ràng về các quá trình liên quan, sau đó đánh giá tác động. Điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo tạo ra môi trường làm việc minh bạch bao gồm sự thay đổi, thử nghiệm và đào tạo thường xuyên.
Chuyển đổi số hiệu quả với phần mềm SlimCRM
Chuyển đổi số là một bước tiến dài hơi đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng. SlimCRM sẽ giúp quy trình số hóa của quý doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tinh gọn hơn.
SlimCRM là phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng được tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết nhiều nút thắt cho doanh nghiệp vơi đa dạng ngành nghề:
CRM- Marketing: Giải phóng Marketer khỏi sự phức tạp của công nghệ và dữ liệu: tự động hóa tiếp thị với Marketing Automation, gom lead qua webform và tự động chia cho sales, báo cáo trực quan dễ dàng đánh giá hiệu quả các kênh tiếp thị
CRM-sales: Tăng tốc bán hàng, chốt sales nhanh chóng với quy trình bán hàng B2B chuẩn quốc tế, Sales dashboard hiện đại giúp nhân viên sales bám sát mục tiêu….
CRM- Services: Tiết kiệm chi phí tối đa, chăm sóc khách hàng hiệu quả với ticket system, hệ thống call center, lên lịch hẹn chăm sóc dễ dàng…
CRM - Collaborative: Tăng cường tương tác với chức năng làm việc nhóm, chia sẻ thông tin nội bộ…
Rốt cuộc, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra không chỉ một lần trong doanh nghiệp. Khi giới kinh doanh phát triển, các khoản đầu tư liên tục vào chuyển đổi số cũng sẽ mở đường cho các sáng tạo mới. Đầu tư cho chuyển đổi số là thiết yếu với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết “Emotional quotient là gì? 80% thành công của chuyển đổi số xuất phát từ EQ” sẽ giúp quý doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong quy trình chuyển đổi.
Tìm hiểu và bắt đầu sử dụng miễn phí cho doanh nghiệp tại đây.