CEO bị mất tự do - nỗi lòng không của riêng ai!

Bạn đang ở đây

CEO bị mất tự do - nỗi lòng không của riêng ai!

16/06/23 Lượt xem: 25

Bài viết được trích dẫn từ bản Recap nội dung sự kiện JM Talk 01 liên quan đến chủ đề “Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Hiệu Suất Cao” trên fanpage  anh Mai Xuân Đạt - Tác giả cuốn sách nổi tiếng về quản trị “OKRs - Hiểu đúng, Làm đúng”

CEO mất tự do - lý do tại sao?

1. Nhân sự không phù hợp văn hoá, cách giải quyết vấn đề dẫn đến chuyến xe tổ chức toàn những người chả liên quan gì đến nhau. Sếp đau đầu vì tổ chức, mất tự do.

2. Nhân sự có năng lực chuyên môn chưa tốt (cần thời gian để đào tạo) dẫn đến sếp phải kè kè đi theo để huấn luyện, đào tạo rồi giải quyết các vấn đề rắc rối xảy ra, tóm lại mất tự do!

3. Bất đồng ngôn ngữ, chúng ta cứ tưởng là nói chuyện với nhau giao tiếp thường xuyên là mọi người hiểu được mong muốn của nhau. Nhưng thực tế là không, giao việc không mô tả rõ ràng mục tiêu, mục đích mong muốn, từ đó tạo ra rất nhiều xung đột trong công việc. Đến cuối cùng, sếp vẫn phải giải quyết nhiều, mất tự do.

4. CEO ôm đồm việc, chưa biết cách trao quyền, thiếu niềm tin ở nhân sự nên việc nào cũng đến tay, mất tự do rõ ràng.

4 nhân tố trên kết hợp với nhau:

Giải phóng CEO khỏi “mất tự do” - khử ngay các vấn đề trên là được!

1. Tuyển những người cùng “GEN” vào công ty, không hợp nhất định không tuyển chứ không phải bạ ai cũng rủ lên.

2. Thu hút nhân tài, nếu như tuyển dụng những nhân sự có năng lực yếu thì liệu rằng tổ chức có dám chấp nhận rủi ro về năng lực yếu nếu xảy ra những vấn đề hay không. Hãy bỏ chi phí thu hút người tài để người tài cùng CEO xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.

3. Bất đồng ngôn ngữ thì tập trung sử dụng một bộ công cụ quản trị.

4. Sếp ôm đồm thì nói thẳng thế này, hầu hết người Việt chúng ta ít có tư duy mục tiêu lắm, ở nhà thì nghe lời bố mẹ, đi học thì nghe theo lời thầy cô, cánh đàn ông còn khổ nữa đến lúc yêu thì nghe lời người yêu, lấy vợ thì nghe lời vợ. Tóm lại rất thiếu tư duy về mục tiêu.

Nếu như trong tổ chức từ vị trí nhỏ nhất, leader, quản lý đều cùng màu, cùng gen với nhau, cùng ngôn ngữ, có tư duy mục tiêu thì CEO quá nhàn, chỉ việc đưa ra định hướng, anh em thiết lập mục tiêu chạy theo CEO.

Tự do cho CEO lúc này sẽ là các sếp chỉ còn làm việc một ngày 2-3 tiếng thôi, còn muốn đi chơi được thì xin mời các sếp lên làm chủ tịch. Mà để làm được chủ tịch thì xin mời các sếp phải thiết lập được đầy đủ và đảm bảo những lý do trên đều giải quyết được, đưa một nhân tài lên điều hành thì các sếp cứ đi chơi thoải mái.

Theo tư tưởng của Jim Collins, giai đoạn đầu của các công ty tuyệt vời, họ đều dành 10-15 năm để xây dựng nền móng đầu. Còn ở Việt Nam thì thị trường kinh doanh quá thuận lợi, xây móng chưa xong thấy cơ hội kinh doanh đến ngon quá, xây luôn tầng 1, tầng 2, thậm chí vít luôn lên tầng 4,5. Đến khi đủ tiền rồi muốn xây một toà building thì lúc này “móng" nhà yếu quá.

Tóm lại theo Jim Collins, giai đoạn đầu xây dựng doanh nghiệp phải chấp nhận chưa thành ông nọ bà kia mà hãy dành thời gian vào:

Nãy giờ bàn về câu chuyện ở bước thứ hai rồi, bây giờ sẽ quay về bước thứ nhất: XÂY DỰNG TƯ DUY LÃNH ĐẠO.

Những hiểu lầm thường gặp về “nhà lãnh đạo”:

Như vậy, lãnh đạo là người tạo ra lãnh đạo khác, giúp người khác vượt qua nỗi sợ hãi để phát huy hết khả năng. Bao giờ lãnh đạo trở thành người thừa trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp đấy mới ok.

NÊN “LÃNH ĐẠO” HIỂU ĐÚNG, phải là: “Suy cho cùng, lãnh đạo làm cho những người trong doanh nghiệp tin tưởng gắn kết với đồng đội nỗ lực cùng thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp”

Trong bối cảnh VUCA: Volatility (biến động), Uncertainty (không chắc chắn), Complexity (phức tạp), Ambiguity (mơ hồ) thì TƯ DUY LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Suy cho cùng chúng ta là chủ doanh nghiệp có thể thuê người này, không thuê người kia và cuối cùng khi xảy ra vấn đề thì chúng ta sẽ đổ lỗi cho hết người này, người kia. Vậy tư duy đúng mà các sếp cần phải có là VẠN SỰ DO MÌNH.

Khi một nhân sự không phù hợp ở trong tổ chức thì họ sẽ có những hành động mà bình thường họ không bao giờ làm như thế, nhưng vì phải tồn tại ở trong tổ chức nên buộc họ phải có đeo nhiều những lớp mặt nạ lên để giao tiếp làm việc. Nếu chúng ta cứ giữ họ lại trong doanh nghiệp, ở góc độ nào đó là “tạo nghiệp".

Vậy nên sa thải một nhân sự không phù hợp chính là hành động nhân văn nhất cho cả đôi bên!

Những yếu tố tư duy cần có của một nhà lãnh đạo

1. Thuận 4 mùa

Ví dụ kinh tế hiện đang là mùa đông mà mình lại đi scale up mở rộng thì sẽ khó mà dễ đóng băng, tất nhiên trong nguy có cơ.

2. Thuận nhân duyên quả

Tất cả những gì mình đầu tư - sẽ có quả, quả ngọt hay quả gì thì không biết. Một cây giống tốt nhưng điều kiện không tốt thì chắc chắn không thu được quả ngọt gì.

Tóm lại Nhân + Duyên = Quả.

3. Tư duy hiệu quả

Luôn hướng đến mình muốn làm gì, doanh nghiệp muốn làm gì, kết quả muốn làm gì. Càng rõ ràng thì tốc độ đi sẽ càng nhanh.

4. Tư duy toàn cảnh

Lãnh đạo ai cũng có điểm mù, thấy cây không thấy rừng, mắt có sắng mấy không thấy tai. Các sếp rất hay bị rơi vào trạng thái tưởng mình giỏi, nhưng không phải tất cả.

5. Tư duy đòn bẩy

Nhà lãnh đạo phải biết dùng đòn bẩy để đẩy doanh nghiệp đến đích nhanh hơn.

Ví dụ: Đòn bẩy nhân sự, thuê nhân tài về làm để kinh doanh tốt.

6. Tư duy hợp tác

Trên đời này không ai dại dột đi vẽ giấc mơ cho người khác, được việc tôi, trôi việc bà. Vậy nên hợp tác WIN- WIN mới là chân ái.

7. Tư duy thăng bằng

Thế giới này là sự cân bằng âm và dương. Thăng bằng giữa chiến lược và thực thi, đam mê và thực tế, thằng giữa phát triển bản thân và hành động.

8. Tạo ra giá trị

Tạo ra giá trị đích thực cho những người xung quanh. Nếu không tạo ra giá trị chúng ta sẽ bị đào thải.

Tóm lại năng lực lãnh đạo đến đâu thì sẽ thu hút được những người tương xứng tới đó!

Theo dõi Vinno để nhận thêm nhiều thông tin thú vị về quản trị nhé!

 

Thông tin khác

Bình luận