CDP là gì? Những cách doanh nghiệp sử dụng CDP hiệu quả nhất

Bạn đang ở đây

CDP là gì? Những cách doanh nghiệp sử dụng CDP hiệu quả nhất

23/08/21 Lượt xem: 210

Nếu như các Medium Business hay Enterprise đều phải hàng tỷ đồng cho việc marketing nhưng không mang lại hiệu quả, thì CDP sẽ chính là giải pháp mà các nhà quản trị quan tâm đến. Vậy bạn có biết CDP là gì? Và dựa vào tính năng CDP doanh nghiệp có thể làm gì?

CDP là gì?

Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là phần mềm thu thập và thống nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn để xây dựng nên một cái nhìn nhất quán, đầy đủ về từng khách hàng. Chúng bao gồm

  • Dữ liệu về hành vi, chẳng hạn như hành động được thực hiện trên trang web, trong ứng dụng hoặc thông qua các kênh khác như trò chuyện trực tiếp hoặc trợ lý kỹ thuật số, số lượng và thời lượng tương tác cũng như tần suất của những tương tác đó.
  • Dữ liệu giao dịch, chẳng hạn như lịch sử mua hàng và trả lại của khách hàng.
  • Dữ liệu nhân khẩu học, chẳng hạn như tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ của khách hàng.

CDP 1

Nói cách khác, CDP là phần mềm tạo ra cơ sở dữ liệu khách hàng toàn diện mà các hệ thống khác có thể truy cập để phân tích, theo dõi và quản lý các tương tác của khách hàng.

CDP mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

Đưa ra góc nhìn 360 độ về khách hàng

Như đối với các Medium Business hay Enterprise, đều phải chi hàng tỷ đồng cho việc marketing, nhưng không mang lại hiệu quả.

Thì CDP có thể cải thiện việc Marketing doanh nghiệp tốt hơn gấp x lần. Bằng việc thống nhất những thông tin liên lạc/ social profile, rồi hệ thống sẽ thu thập thêm rất nhiều dữ liệu về tâm lý – hành vi, cách sống, ngữ cảnh, các mối quan hệ và cả tính cách cho từng mỗi khách hàng.

Dựa vào những dữ liệu trên, các anh chị cấp quản lý sẽ nắm Data Insight, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, đúng nhu cầu - đúng thời điểm gia tăng sự chuyển đổi.

Hỗ trợ tăng các trải nghiệm khách hàng

Cũng như dựa từ các dữ liệu trên, và các hành vi của khách hàng ở trên website, di động,... các tổ chức có thể có một tầm nhìn hoàn chỉnh về các hành vi khách hàng, mà từ đó có thể sử dụng chúng để giúp cho các khách hàng của họ có một trải nghiệm toàn diện nhất.

cdp 2

Khả năng đáp ứng

Ngoài ra, một số CDP cung cấp các chức năng bổ sung như phân tích đo lường hiệu suất tiếp thị, mô hình dự đoán, tiếp thị nội dung và Quản lý chiến dịch doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing cá nhân hóa

Để chiến lược Marketing hiệu quả, các nhà tiếp thị cần một hệ thống cung cấp chế độ xem dữ liệu thống nhất và được cá nhân hóa theo khách hàng.

CDP sẽ là giải pháp của nhà tiếp thị để phân khúc dữ liệu khách hàng thực sự. Từ đó, thông điệp Marketing sẽ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

Những cách doanh nghiệp sử dụng CDP hiệu quả

Thống nhất dữ liệu tạo ra một cái nhìn tổng thể cho từng cá nhân khách hàng:

CDP lấy dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, đồng hóa dữ liệu đó và lưu trữ,... Dựa vào tính năng này, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về chân dung cá nhân khách hàng.

Khai thác Data Insight, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Với việc thiếu sự thống nhất về danh tính khách hàng, việc nhất quán trong trải nghiệm của khách hàng là không thể. Các nhà quản lý hoàn toàn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua hành trình mua hàng dựa theo dữ liệu hành vi của họ.

Điều phối chiến lược đa kênh hiệu quả

CDP giúp nhà tiếp thị không chỉ xây dựng hành trình của khách hàng mà còn tự động hóa các chiến dịch và giao tiếp đa kênh. Gửi thông điệp cá nhân hóa thông qua các kênh mà họ tiếp xúc (omni-channel automation) dựa trên lịch sử hành vi của họ.

Gia tăng CLV - customer lifetime value (giá trị vòng đời khách hàng)

CDP không chỉ giúp các nhà tiếp thị có thể dễ dàng tiếp cận đúng người, đúng thời điểm, đúng thông điệp, đúng kênh phân phối, mà còn cơ hội để tăng CLV (giá trị vòng đời khách hàng), bằng cách gợi ý “sản phẩm tương tự”, thúc đẩy tương tác.

cdp 3

 

Tổng kết

Nhìn chung, ngày nay khách hàng bị ảnh hướng quá nhiều thông tin đến từ khắp nơi. Dựa vào CDP, các nhà tiếp thị có thể dễ dàng tiếp cận đúng người, đúng thời điểm, đúng thông điệp, đúng kênh phân phối để tăng CLV – customer life time value (giá trị vòng đời khách hàng) và giảm tỉ lệ khách hàng rời bỏ.

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn - GR Launch

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận