Blockchain là gì? Cách hoạt động của blockchain | 2824

Bạn đang ở đây

Blockchain là gì? Cách hoạt động của blockchain

27/05/21 Lượt xem: 80

Tại thời đại mà các doanh nghiệp công nghệ đang bứt phá một cách chóng mặt, Blockchain cũng trở thành một từ khóa rất là "hot" trong thời gian gần đây. Thế nhưng, ít người nắm rõ được thực sự Blockchain thực chất là gì? và tại sao nó lại được quan tâm như vậy?

Bài chia sẻ sau đây của anh Đặng Hùng - Director of Business Development tại DAT sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về Blockchain một cách nhanh nhất.

Blockchain là gì?

Nói ngắn gọn, Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu được bảo đảm an toàn bằng công nghệ mật mã và được chia sẻ cho một mạng lưới những thành viên tham gia (blockchain network).

Chi tiết hơn, thì Blockchain là tập hợp thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử trên hệ thống máy tính. Thông tin hoặc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thường được cấu trúc theo định dạng bảng để cho phép tìm kiếm và lọc thông tin cụ thể dễ dàng hơn. Sự khác biệt giữa Blockchain và bảng tính lưu trữ thông thường chính là việc bảng tính được thiết kế cho một người hoặc một nhóm nhỏ người để lưu trữ và truy cập một lượng thông tin hạn chế. Ngược lại, cơ sở dữ liệu được thiết kế để chứa lượng thông tin lớn hơn đáng kể có thể được truy cập, lọc và thao tác nhanh chóng và dễ dàng bởi bất kỳ số lượng người dùng nào cùng một lúc.

blockchain 1

Các doanh nghiệp đang lựa chọn Blockchain làm cơ sở dữ liệu nhiều hơn

Blockchain hoạt động như thế nào?

Nội dung chủ yếu của cơ sở dữ liệu chuỗi khối thường là dữ liệu kỹ thuật số về các giao dịch. Mỗi giao dịch đã xảy ra hoặc đang chờ xử lý sẽ được nhóm lại và lưu trữ trong một cấu trúc cố định được gọi là khối (block). Mỗi khối như vậy sẽ có một mã băm (hash) để nhận dạng. Mã này là duy nhất tương tự như dấu vân tay. Bất kỳ sự thay đổi nào trong khối thì mã băm cũng sẽ thay đổi. Mã băm đối chiếu là mã của khối liền trước hoặc toàn bộ chuỗi khối. Bất cứ sự thay đổi trong một khối nào cũng sẽ khiến các khối tiếp theo không phù hợp.

Nhờ chứa các thông tin chính là dữ liệu giao dịch, mã băm nhận dạng và mã băm đối chiếu nên cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ lịch sử đầy đủ và không thể xóa của tất cả các giao dịch được thực hiện từ lúc khởi tạo. Ngoài ra, chuỗi khối cũng thường chứa các mã chuỗi (chain code) hay còn gọi là hợp đồng thông minh (smart contract) để thực hiện tự động một số loại giao dịch.

Tại bất kỳ thời điểm nào, đồng thời, mỗi thành viên của mạng chuỗi khối đó đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu, một số thành viên được quyền nắm giữ một bản sao giống hệt cơ sở dữ liệu chuỗi khối trên máy tính của họ (node) và một số thành viên được quyền ghi thêm dữ liệu mới vào cơ sở dữ liệu này theo những nguyên tắc nhất định (block producer).

Vì được bảo đảm an toàn bằng công nghệ mật mã nên mỗi khi ghi vào hoặc đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, các thành viên cần sử dụng cặp khoá mã: Khóa mã riêng và khoá mã công khai. Khoá mã riêng được các thành viên sử dụng khi ký các giao dịch và khoá mã công khai dùng để kiểm tra các chữ ký số được ký bằng khoá mã riêng.

Cơ sở dữ liệu chuỗi khối thường được chia sẻ trên mạng công cộng, nơi mọi người có thể tham gia truy cập dữ liệu, có thể trở thành thành viên nắm giữ bản sao dữ liệu hay được chọn để ghi thêm vào cơ sở dữ liệu bằng máy tính của họ mà không cần được cấp quyền. Và có thể rời đi khi họ muốn. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu blockchain cũng có thể được chia sẻ trên một mạng riêng, nơi mọi người cần được cấp quyền để truy cập vào dữ liệu, giữ bản sao hay ghi vào cơ sở dữ liệu đó.

blockchain 2

Blockchain giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin giao dịch dễ dành

Kết luận

Thông quan bài chia sẻ vừa rồi, Vinno hy vọng đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về Blockchain.

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về Blockchain có thể tham khảo thêm bài viết của Investopedia tại đây.

Nguồn: FB Đặng Hùng - Group Launch

 

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận