7 quy tắc viết content viral áp storry telling | 1522

Bạn đang ở đây

7 quy tắc viết content viral áp storry telling

09/05/18 Lượt xem: 111

Content viral luôn là một hình thái content mang lại hiệu quả đột phá mà các nhãn hàng ham muốn. Bởi cách thức lan truyền mạnh mẽ của nó, hầu như mỗi nhãn hàng đều hy vọng có thể làm được content viral. Thế nhưng, đây là loại content yêu cầu rất cao và tốn khá nhiều chi phí. Story telling là 1 loại hình của content viral, có thể giảm chi phí và đạt mức chi phí 0 đồng nếu được vận dụng chính xác 10 quy tắc sau đây.

1. VIẾT ÍT, TIẾT CHẾ HẾT MỨC CÓ THỂ

Khi ngôn ngữ được dùng một cách tiết chế nhất, người đọc có thể có không gian liên tưởng, thấu hiểu và thấm nhuần. Với lượng thông tin khổng lồ xuất hiện từng ngày, người đọc rất dễ bỏ qua, né tránh những câu chuyện dồi dào ngôn từ của khách hàng.

Vì vậy, quy tắc đầu tiên là đừng tham viết nhiều. Các ngôn từ hoa mỹ, văn vẻ, câu liên kết dài .. thoạt nhìn thể hiện trình độ cao của người viết, lại chính là thất bại lớn khi người đọc cảm thấy bội thực và ngột ngạt.

Đừng nói mãi về sản phẩm, hãy khơi gợi để khách hàng tự tìm hiểu. Làm được điều này, bạn đã kể chuyện thành công

2. XÂY DỰNG BỐI CẢNH BẤT NGỜ

Bối cảnh của 1 câu chuyện thương hiệu là màu sắc, font chữ, hiệu ứng. Sử dụng màu sắc luôn mang lại hiệu quả cao trong việc khơi gợi cảm xúc. Màu sắc tươi sáng mang lại cảm giác tích cực, màu nóng tràn đầy năng lượng, màu lạnh thể hiện sự trầm tĩnh ...

Khi tạo ra bối cảnh khác lạ, sẽ giúp người đọc tò mò, gia tăng sự chú ý. Cường độ cảm xúc lớn, sự tò mò càng lớn. Vì vậy sử dụng màu sắc trong content viral rất quan trọng.

3. SỬ DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI

Đừng kể chuyện kinh doanh trong story telling. Hãy kể về những con người đứng sau nó. Đó có thể là bạn, là nhân viên, là khách hàng ...

Hãy tạo 1 nội dung mà khách hàng có thể nhìn thấy bản thân trong đó và chia sẻ nó. Điều đó sẽ giúp tạo ra mối liên hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

Một cách dễ thấy để áp dụng điều này là sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu, đăng tải những hình ảnh được chia sẻ bởi fan, các nội dung cuộc thi chia sẻ khoảnh khắc ..

4. KỂ MỘT CÂU CHUYỆN CHÂN THẬT, CÁ TÍNH

Content viral cần có tính cá nhân và sự độc đáo. Người đọc thường chú ý vào những câu chuyện có tính tự sự, những trải nghiệm thực .. Những câu chuyện này sẽ là yếu tố riêng biệt tạo cá tính cho thương hiệu của bạn. Không ai có thể bắt chước câu chuyện của bạn, vì họ không phải là bạn.

Kĩ thuật viết chân thật cũng rất quan trọng trong story telling. Đừng thổi phồng bất cứ thứ gì quá mức. Story telling có thể không có thật, nhưng cần có tính chân thật. Tính chân thật cóp thể thuyết phục người đọc và tạo niềm tin cho người đọc về nhãn hàng của bạn.

5. VIẾT ĐƠN GIẢN

"Bút sa gà chết", trong content viral người viết luôn cần phải hạn chế việc sa đà các chi tiết, diễn dịch dài dòng. Khách hàng sẽ không tiếp cận được thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải nếu như bạn kể 1 câu chuyện quá rườm rà, rắc rối.

Hãy KISS người đọc bằng cách Keep It Short and Sweet, Stupid! Viết ngắn gọn là 1 kĩ thuật khó và yêu cầu thực hành nhiều để nhuần nhuyễn. Hãy tập viết ngắn bằng cách viết 1 content sau đó rút ngắn nó lại lần 1, lần 2, lần 3 ..

Để tạo chiều sâu cho story content, bạn cần tập trung và làm nổi bật yếu tố nào quan trọng nhất. Vì vậy hãy cắt đi tất cả mớ từ ngữ thừa thải. Đừng để khách hàng lạc trong ma trận ngôn từ của mình.

6. LỰA CHỌN HÌNH ẢNH

Thông thường người ta hay mặc định content viral phải là hình thức video. Tuy nhiên các bức ảnh hoàn toàn có thể "chuyển động" để phụ trợ content. Hãy chọn các bức ảnh phù hợp chủ đề câu chuyện, trong đó phân rõ bố cục sáng tối. Hình ảnh phải có ý nghĩa gợi lên được chuyện gì sắp xảy ra, khiến người đọc bắt buộc click vào hình ảnh tiếp theo. Đây là cách 1 tấm ảnh tĩnh giúp content của bạn chuyển động.

7. CAO TRÀO, THẮT NÚT, MỞ NÚT

Khách hàng sẽ không hứng thú với câu chuyện của bạn nếu nó không đặt ra 1 tình huống nào liên quan đến vấn đề họ quan tâm. Khi story content của bạn thể hiện các mâu thuẫn, vấn đề thời sự .. thì người đọc sẽ bị thu hút và không có cảm giác đang "bị" xem quảng cáo.

Hãy liên tục tạo ra các biến cố trong câu chuyện, biến cố sau mạnh hơn biến cố trước để dẫn đến cao trào của mâu thuẫn, rồi từ đó mở nút giải quyết vấn đề bằng 1 kết thúc bất ngờ. Các story quảng cáo dầu gió Thái Lan, story "người thứ 3" của dầu ăn Kiddy đều sử dụng quy tắc này.

 

Theo Lê Đức Hoàng Vân

Thông tin khác

Bình luận