6 chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển trong đại dịch Covid 19 | 2903

Bạn đang ở đây

6 chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển trong đại dịch Covid 19

01/09/21 Lượt xem: 93

Đại dịch kéo dài khiến cho hầu hết doanh nghiệp lao đao, phải tìm cách chống chọi và thích nghi.

Vấn đề mà hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm lúc này đó là làm thế nào để duy trì hoạt động, làm thế nào để doanh nghiệp không phải đối mặt với nguy cơ phá sản và làm thế nào để bảo toàn lực lượng.

Thấu hiểu nỗi đau của doanh nghiệp, trong bài viết này Vinno sẽ trích dẫn ý kiến chuyên gia về 6 chiến lược mà doanh nghiệp cần áp dụng để duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng trong dài hạn.

1. Xác định chiến lược hoạt động rõ ràng trong giai đoạn dịch bệnh

chiến lược

Điều đầu tiên doanh nghiệp phải làm để ứng phó với giai đoạn khó khăn này đó là xác định chiến lược hoạt động rõ ràng trong đại dịch. Liệu doanh nghiệp sẽ theo đuổi chiến lược tăng tốc, bảo toàn lực lượng hay tạm thời đóng băng trong giai đoạn này?

Việc lựa chọn theo chiến lược hoạt động nào tùy thuộc vào điều kiện và tính chất sản phẩm của từng doanh nghiệp.

Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, công nghệ thì hoàn toàn có thể lựa chọn chiến lược tăng tốc để tận dụng cơ hội và bứt phá vì những sản phẩm này điều được xem là thiết yếu và khách hàng có nhu cầu.

Ví dụ về thực phẩm và dược phẩm thì khá rõ. Còn công nghệ thì sao?

Trong giai đoạn này, khi doanh nghiệp phải triển khai các hoạt động làm việc tại nhà thì các ứng dụng hỗ trợ làm việc từ xa, chia sẻ dữ liệu, quản lý hiệu suất công việc của đội sale như bộ công cụ quản trị doanh nghiệp toàn diện MISA AMIS là đặc biệt cần thiết. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm này hoàn toàn có cơ hội để bứt phá.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai chiến lược tăng tốc trong giai đoạn này do tính chất sản phẩm hay mô hình kinh đoanh.

Vậy thì doanh nghiệp có thể cân nhắc các chiến lược khác như bảo toàn lực lượng bằng cách cố gắng duy trì hoạt động, tối ưu hiệu suất làm việc các vị trí, giữ việc làm cho nhân viên; hay tạm thời đóng băng bằng cách cắt giảm những bộ phận không cần thiết, chỉ giữ bộ phận cốt cán để chờ dịch qua đi rồi sẽ khôi phục hoạt động sản xuất và kinh doanh.

2. Truyền thông tới đội ngũ về chiến lược của doanh nghiệp

Sau khi xác định được chiến lược cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này thì một trong những điều quan trọng doanh nghiệp nên làm đó là truyền thông tới đội ngũ về chiến lược của mình.

Hãy xem giai đoạn này như là thời chiến. Và công ty cần có chiến lược rõ ràng và truyền thông tới toàn bộ nhân viên thì mới có được sự ủng hộ của toàn dân.

Hãy cho đội ngũ của bạn biết trong giai đoạn này sẽ có những khó khăn gì, kịch bản xấu nhất là gì, công ty sẽ kỳ vọng gì ở nhân viên, và các bạn nhân viên cần kỳ vọng gì ở chính bản thân mình.

Để hoạt động truyền thông thu được hiệu quả tốt thì những vị trí C-level như CEO nên sắp xếp các buổi trò chuyện với toàn bộ nhân viên của công ty.

Thực trạng nhiều doanh nghiệp có thực hiện truyền thông nhưng lại chỉ truyền thông qua email, hay không phải là cuộc trò chuyện giữa lãnh đạo với nhân viên khiến cho hiệu quả truyền thông không tốt.

Trên thực tế hoạt động truyền thông về chiến lược và những khó khăn của công ty cho toàn bộ đội ngũ là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn. Chuẩn bị tốt điều này sẽ giúp nhân viên thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, cố gắng làm việc để đồng hành cùng công ty trong giai đoạn khó khăn này.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động truyền thông trong giai đoạn này theo hướng liên tục, xuyên suốt và trực tiếp tới toàn bộ nhân viên.

3. Hạ thấp trọng tâm, siết lại các hoạt động có ROI thấp

Chiến lược thứ 3 doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng cho để ứng phó với giai đoạn khó khăn này đó là hạ thấp trọng tâm bằng cách siết lại những hoạt động có ROI (hiệu suất lợi nhuận đầu tư) thấp.

Trong giai đoạn này khi doanh thu bị giảm đáng kể doanh nghiệp phải giảm chi phí để cố gắng sống sót. Thế nhưng giảm chi phí cũng cần phải có tiêu chí. Vậy tiêu chí là gì?

Hãy nhìn vào chỉ số ROI. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp phá sản trong đại dịch vì thực hiện cắt giảm chi phí một cách vô lý như cắt giảm chi phí hàng loạt mà không quan tâm tới bộ phận, hoạt động nào đang có ROI cao.

Lời khuyên cho các doanh nghiệp đó là nên rà soát lại tất cả cả tài sản, hoạt động, con người và đánh giá ROI. Bộ phận, hoạt động hay nhân sự nào đang có ROI thấp thì cần phải thực hiện các biện pháp như cảnh báo, điều chỉnh, tinh chỉnh hoặc đóng băng.

4. “Caring” tới nhân viên và khách hàng

Trong mùa dịch có hai đối tượng rất lo lắng đó là khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp.

Khách hàng bên trong là ai? Chính là nhân viên của bạn. Họ lo lắng về vấn đề tài chính, sức khỏe và cuộc sống.

Còn khách hàng bên ngoài chính là đối tác, người mua hàng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh B2B thì khách hàng cũng đang có những nỗi lo giống như doanh nghiệp của bạn như làm thế nào để duy trì hoạt động, làm thế nào để bảo toàn lực lượng và làm thế nào để sống sót. Hay đối với doanh nghiệp kinh doanh B2C, bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng là các cá nhân thì những khách hàng này cũng có những nỗi lo giống như nhân viên của bạn về tài chính, sức khỏe và cuộc sống.

Khách hàng đang có rất nhiều nỗi lo chính vì vậy đây không phải lúc bạn tìm cách kiếm nhiều tiền nhất từ họ mà là lúc doanh nghiệp nên hiểu về những khó khăn của họ và đồng hành, hỗ trợ cùng với các “khách hàng” (bao gồm cả khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài) của mình.

Đối với khách hàng bên trong là nhân viên thì làm thế nào? Có rất nhiều cách để doanh nghiệp thể hiện sự “Caring” như cố gắng trả lương đúng ngày, hỗ trợ nhân viên các suất thực phẩm hay đơn giản chỉ là những lời quan tâm và động viên.

Đối với khách hàng bên ngoài doanh nghiệp có thể bày tỏ sự quan tâm tới đối tác, người mua hàng của mình bằng những email động viên, hỏi thăm sức khỏe, hay cố gắng tìm hiểu về những khó khăn của họ, và nếu được thì hỗ trợ chi phí, gợi ý & tư vấn cho họ giải pháp, lời khuyên để vượt qua khó khăn.

chiến lược 2

Hãy nhớ rằng caring không phải vì lợi ích ngắn hạn mà là hướng tới mục đích dài hạn. Caring chính là để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhân viên của bạn. Ông cha ta có câu một nắm khi đói bằng một gói khi no. Khi mùa dịch qua đi, doanh nghiệp sẽ có những mối quan hệ thân thiết với cả khách hàng bên trong và bên ngoài và đó chính là thứ mang lại tài sản, lợi nhuận cho doanh nghiệp sau này.

5. Bàn chiến lược và phát triển năng lực cho đội ngũ

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, chúng ta có nhiều thời gian để làm những công việc mà trong giai đoạn bình thường không có thời gian để làm.

Doanh nghiệp cũng vậy, chúng ta thường bị cuốn theo những nhiệm vụ hàng ngày mà ít có thời gian nhìn lại và thảo luận về chiến lược.

Vì vậy, hãy dành khoảng thời gian này để xem xét, bàn lại chiến lược và phát triển năng lực cho đội ngũ.

Doanh nghiệp có thể tùy theo nhu cầu thực tế để tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên và các cấp quản lý. Họp đội ngũ lãnh đạo để thảo luận lại chiến lược kinh doanh.

Đây là hoạt động có chi phí thấp (tổ chức online ít tốn kém) nhưng mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp bởi nếu phát triển được năng lực và hoạch định được chiến lược tốt trong giai đoạn này thì doanh nghiệp có thể bứt phá khi đại dịch qua đi.

6. Chuyển đổi số doanh nghiệp để có sức bật trong dài hạn và trung hạn

Trong giai đoạn khó khăn này thì doanh nghiệp càng dễ chuyển đổi số vì dễ thuyết phục nhân viên thay đổi quy trình bởi không thay đổi không được.

Càng trong thời kỳ khó khăn thì các nhà cung cấp sẽ càng thêm trân trọng và quý giá hợp đồng, cơ hội hợp tác bạn trao cho họ nên họ sẽ làm việc bằng toàn bộ năng lực họ có.

Càng trong thời kỳ khó khăn này bạn càng phải tăng tốc độ chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi theo báo cáo thì cho tới năm 2023 doanh nghiệp không chuyển đổi số chỉ có hai viễn cảnh: một là chết và hai là lạc hậu. Lạc hậu như thế nào. Nó giống như việc một doanh nghiệp cầm cuốc đi canh tác cạnh tranh với doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao để canh tác.

Chính vì vậy, có thể nói chuyển đổi số trong giai đoạn này chính là “bước đệm” tạo sức bật giúp các doanh nghiệp phục hồi và tăng tốc.

Tổng kết

Đã là năm thứ hai doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn từ cơn khủng hoảng mang tên “Covid”. Đã có nhiều doanh nghiệp phá sản, số khác đang tìm cách ứng phó và thích nghi để sống sót.

Đây là giai đoạn thực sự khó khăn với doanh nghiệp. Và để sống sót, doanh nghiệp cần phải có chiến lược, sự chuẩn bị và các kịch bản ứng phó thực sự tốt.

Mong rằng qua bài viết trên, doanh nghiệp đã định hình cho mình những chiến lược để phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch Covid 19.

Nguồn: FB Ngọc Thảo - GR Tăng Trưởng Thực Chiến

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận