5 logo của những designer nổi tiếng và lý do họ thành công

Bạn đang ở đây

5 logo của những designer nổi tiếng và lý do tại sao họ lại thành công

01/07/17 Lượt xem: 351

Công việc của các designer nổi tiếng chứa đựng nhiều bài học cho các nhà sáng tạo ngày nay. Khi bạn đang tìm nguồn cảm hứng cho một thiết kế logo mới thì việc đi tới phòng triển lãm logo hiện đại như một trong những nơi này là điều hoàn toàn tự nhiên.

Nhưng các nguyên tắc cho một  thiết kế đẹp thì vô tận. Và nếu bạn chỉ tập trung vào các tác phẩm mới nhất thì bạn đang bỏ lỡ các thiết kế logo sáng tạo, nhiều chức năng và đẹp từ các designer nổi tiếng nhất của ngành công nghiệp này.

Trong bài viết này, chúng ta cùng nhìn lại 5 logos được tạo ra bởi những nhà sáng tạo tuyệt vời nhất của thế kỉ 20 và suy ngẫm những bài học nào họ đem đến cho designer ngày nay.

logo thương hiệu nổi tiếng

Logo Windows 8 của Paula Scher

Sinh ra ở Washington DC vào năm 1948, nhà thiết kế đồ họa Paula Scher đã bắt đầu sự nghiệp của mình vào những năm 1970 bằng việc tạo ra những bìa album cho cả Atlantic và CBS Records. Năm 1991, bà đã trở thành nữ chủ tịch đầu tiên tại Pentagram và đã tạo ra nhiều sự nhận diện và các công trình thiết kế đáng nhớ khác cho khách hàng bao gồm Citi Bank, Coca-Cola, Metropolian Opera, bảo tàng nghệ thuật hiện đại và New York Philharmonic.

Vào năm 2012, Scher đang làm việc với Microsoft để thiết kế một logo cho hệ điều hành Windows 8 của họ. Vào đầu quá trình phát triển, cô có một câu hỏi đơn giản: ”Tên của bạn là Windows. Tại sao bạn lại là một lá cờ?”.

Như bạn có thể thấy ở các ví dụ bên dưới, công ty đã sử dụng biểu tượng lá cờ cho nhiều logo Windows khác nhau trong những năm qua.

Những logos trước đây cho hệ điều hành (bao gồm một cái ở phía trên bên trái) đại diện cho cửa sổ. Tuy nhiên, qua nhiều năm nó đã biến dần thành một lá cờ đang đung đưa, điều này được cho là để đáp lại yêu cầu chung về việc thể hiện nhiều ‘năng lượng’ và ‘sự năng động’ hơn . Trong quá trình này, thiết kế đã đánh mất đi tất cả sự kết nối với ý nghĩa ban đầu đằng sau cái tên “Windows” đại diện cho một phép ẩn dụ về việc nhìn sâu vào màn hình và hệ thống, một góc nhìn mới về công nghệ.

Thiết kế của Scher cho Windows 8 đã mang sự căn bản trở lại với logo, tái sáng tạo biểu tượng 4 màu loè lẹt thành dạng hình học hiện đại, bóng bẩy.

Sử dụng nguyên tắc cổ điển của phối cảnh (các đường kẻ lùi lại vào không gian để tạo ra chiều không gian), thiết kế mới này mang đến một cái vẻ trung tính mà vẫn truyền tải được cảm giác chuyển động trong khi có dáng dấp hiện đại hơn và trở về concept nguyên bản cho thương hiệu.

Bài học rút ra: Sự năng nổ và năng lượng không phải là những “add-on” nhưng được tạo nên từ một khái niệm rõ ràng và nhấn mạnh cho một logo. Khi bạn có được điều đó, mọi thứ khác sẽ theo sau bạn.

Logo Brooklyn Brewery của Milton Glaser

Sinh tại New York vào năm 1929, Milton Glaser là một trong những nhà thiết kế đồ họa có tiếng nhất thế giới. Là nhà đồng sáng lập của Push Pin Studios (1954) và New York Magazine (1968), ông đã thành lập nên studio của riêng mình, Milton Glaser, Inc vào năm 1974. Qua nhiều năm ông đã tự tay thiết kế và minh họa hơn 300 posters bao gồm poster năm 1966 nổi tiếng cho Greatest Hits LP của Bob Dylan và có lẽ được biết đến nhiều nhất như là một nhà sáng tạo ra logo I Love New York.

Năm 1968, Steve Hindy và Tom Potter đã đến gặp ông để tìm kiếm một sự nhận diện cho thương hiệu mới của họ, Brooklyn Eagle Beer,  được đặt tên để tưởng nhớ tới tờ báo nổi tiếng từng được biên tập bởi Walt Whitman.

Glaser đáp rằng: “Tại sao lại bán một con chim khi bạn đã có toàn bộ tổ chim?”.

Đó là một câu hỏi hay và kết quả của cuộc trò chuyện là cặp đôi đã chọn một từ đơn giản hơn “Brooklyn” như là tên và nhận diện cho bia của họ.

Brooklyn Brewery tiếp tục là một thành công lớn và Glaser cũng đã làm khá tốt. Vào thời điểm đó, Hindy và Potter đã không có đủ tiền để trả cho ông nên thay vào đó họ đã cho ông ta một cổ phần trong công ty. Giờ nó đáng giá hàng triệu USD.

Bài học rút ra:  Chìa khóa tới thiết kế logo thành công nằm ở việc thực sự hiểu về công ty và nhãn hiệu. Và trong thực tiễn nó có nghĩa là hỏi khách hàng những câu hỏi bao gồm cả những câu hỏi vớ vẩn.

Logo IBM của Paul Rand

Nhà thiết kế đồ hoạ gốc Brooklyn (1914-1996) Paul Rand là một trong những hoạ sĩ thương mại người Mỹ đầu tiên chấp nhận và thực hiện phong cách Thuỵ Sĩ của thiết kế đồ hoạ. Và ông ta đã sớm trở nên nổi tiếng trên thế giới với những logo, tạo ra các thiết kế cho công ty nổi tiếng như IBM, UPS, Enron, Morningstar, Inc., Westinghouse, ABC, và NeXT Computers của Steve Jobs. 

Trên thế giới ngày nay, nơi các công ty công nghệ hằng ngày tái thiết kế các nhận diện thương hiệu năm này qua năm khác, thực tế là logo năm 1972 cho IBM của Rand vẫn được dùng là một minh chứng vững chắc cho sự thiên tài trong thiết kế của nó. Sử dụng những sọc dọc để thay thế các kí tự thô cứng của logo trước (mang hàm ý “tốc độ và sự năng nổ”), nó đã trở thành một trong những logo nổi tiếng nhất trên thế giới và được sao chép rộng rãi bởi những người khác.

Nhưng trong khi thiết kế trông có vẻ đơn giản thì quá trình tạo ra nó cũng ko có vẻ gì là nhanh đâu. Thay đổi font chữ của thiết kế 1956 trước đó (thay thế Beton Bold bằng City Medium, tăng độ dài cho chân của chữ và uốn hình dạng của kí tự ‘B’), Rand đã dành ra hơn một thập kỉ để thí nghiệm với các sự thay đổi nhỏ trong logo trước khi giới thiệu các kẻ sọc.

Rand cũng dành nhiều thời gian và nỗ lực vào việc tạo ra một cuốn pamphlet và poster chi tiết trình bày các kích cỡ khác nhau của logo eight-bar và cung cấp các hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng chúng. Việc ông tiếp tục giữ một cái nhìn sát sao về việc lập thương hiệu của IBM trong nhiều thập kỉ có nghĩa là các thiết kế ban đầu của ông không bao giờ bị lạm dụng và đã tiếp tục được áp dụng một cách gọn gàng và hợp lý cho tới ngày nay.

Bài học rút ra: thiết kế logo đẹp không diễn ra qua đêm. Sự kiên nhẫn là bắt buộc để tạo không chỉ một thiết kế thành công nhưng cũng là một hệ thống bền vững và vững chãi cho việc đảm bảo sự ứng dụng nhất quán và cẩn thận.

Logo Bell System AT&T của Saul Bass

Sinh ra ở The Bronx, New York, Saul Bass (1920-1996) là một nhà thiết kế đồ họa và nhà làm phim mà sự ảnh hưởng của ông tiếp tục được thấy ở trên thế giới ngày nay. Nổi tiếng về những cảnh credit cho các bộ phim như Psycho, North by Northwest và Man with the Golden Gun, ông cũng dã tạo ra những logo cho các công ty như Continental Airlines, Warner Communications và Geffen Records. Một bài phân tích về các thiết kế của ông năm 2011 của Christian Annyas đã cho thấy sự tồn tại lâu dài của chúng một cách bất thường với vòng đời trung bình khoảng 34 năm.

Năm 1969, Bass đã thiết kế logo cho tập đoàn AT&T sau đó đã chiếm thế độc quyền về dịch vụ viễn thông ở Mỹ và Canada thông qua một mạng lưới các công ty được gọi là Bell System. Ông đã tối giản thiết kế năm 1964 trước đó và – có một thời gian khi đa số logo trông khó hiểu và giàu chi tiết – đã tạo ra một biểu tượng không có các yếu tố dư thừa dễ nhận ra ngay lập tức.

Sự xuất hiện của logo mới đã trở thành chương trình nhận diện hợp tác lớn nhất trong lịch sử của Mĩ bao gồm bản tái thiết kế của 135,000 phương tiện Bell System, 22,000 tòa nhà, 1,250,000 bốt điện thoại và 170,000,000 danh bạ điện thoại. Thế nên công ty phải chắc chắn rằng nó đang làm điều đúng đắn. Để thuyết phục công ty, Bell đã làm ra một đoạn phim dài 30’ gắn liền với thiết kế - Bạn có thể xem full thước phim ngay hôm nay trên YouTube.

Trong phim này, Bass giải thích tầm nhìn của ông cho một sự nhận diện rộng lớn mà có mặt ở trên mọi thứ từ phần in đầu giấy viết thư và quảng cáo tới khuy măng séc mà những nhà điều hành hay mặc. Tạo một cái logo mà hoạt động ở cả các kích thước lớn nhỏ là một nguyên tắc thường được nhấn mạnh trong thế giới đa thiết bị ngày nay và nó là một bằng chứng cho tầm nhìn của Bass mà ông đã áp dụng một cách quyết liệt trong thời đại tiền kĩ thuật số.

Sự tương thích và khả năng thu phóng của logo năm 1969 là một trong những lý do chính nó tồn tại lâu đến vậy và có lẽ đã kéo dài lâu hơn một chút nếu Bell Systems không bị phá hủy vào năm 1983. Khi điều đó xảy ra, Bass đã được mời trở lại để tạo ra logo toàn cầu AT&T và vẫn tồn tại cho tới năm 2005.

Bài học rút ra: Một logo đơn giản cũng như dễ thu phóng để mà nó có thể tương thích với nhiều loại nhu cầu sử dụng khác nhau dù cho những nhu cầu này chưa được nghĩ đến tại thời điểm nó được thiết kế. Và điều này sẽ đảm bảo sự tồn tại lâu dài cho chính thiết kế này không như những cái khác.

American Airlines của Massimo Vignelli 

Sinh ra ở Ý, Massimo Vignelli (1931-2014) đã chuyển từ Milan tới New York vào thập niên 1960 và đã trở thành một trong những designer ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20. Tập trung vào sự tối giản thông qua các dạng hình học căn bản, ông đã thiết kế ra túi giấy độc quyền của Bloomingdale, logo Ford Motor Company, bản đồ tàu điện ngầm thành phố New York năm 1972 và nhận diện thương hiệu cho Xerox, IBM, Gillette và Ford.

Năm 1967, Vignelli được giới thiệu tới American Airways bởi nhà thiết kế công nghiệp Henry Dreyfuss, người đang cố vấn cho các hãng hàng không còn non trẻ. Ông sớm được chiêu mộ để thiết kế logo và thương hiệu cho công ty và sự tiếp cận của ông được hướng dẫn bởi 2 nguyên tắc: sự rõ ràng và tính quốc gia.

Đối với vế đầu, ông xài Helvetica. Vế sau, ông tô 2 kí tự của logo trong màu đỏ và xanh dương, “Nó trông thật tuyệt”, ông nói với Bloomberg vào năm 2013. “Kiểu chữ rất đẹp. Chúng tôi thực hiện bằng logic chứ không phải cảm xúc, xu hướng và thời trang”.

Bước tiếp cận đơn giản và không vô nghĩa này đã dẫn tới một thiết kế cổ điển thực sự mặc dù việc Vignelli thích nhấn mạnh biểu tượng con đại bàng gây áp lực cho ông ta (ông ta từ chối tự tay thiết kế nó nên văn phòng của Dreyfuss đã nhận vinh dự này). Dù vậy, thiết kế của ông đã trở thành một trong những logo lâu đời và nổi tiếng nhất trong lịch sử hàng không.

Bài học rút ra: Giữ cho nó đơn giản, ngốc nghếch. Tránh khỏi việc làm rối mắt thu hút người khác và giữ cho thiết kế của mình không phức tạp nhất có thể là chìa khóa trong việc tạo ra một logo thành công và lâu dài.

Theo Designer.vn

Thông tin khác

Bình luận