Đây là những lời khuyên từ Ken Mazaika, một lập trình viên giàu kinh nghiệm, tới những ai muốn học và theo đuổi nghề code.
Ken Mazaika đã từng làm việc tại WHERE.com (đã được PayPal mua lại) trước khi trở thành đồng Firehose Project, một dự án dạy lập trình trực tuyến dành cho sinh viên muốn trở thành các nhà phát triển web. Sau nhiều năm tháng làm lập trình, Ken đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và chia sẻ chúng trên Tech in Asia.
“Tôi ước mình nắm được hàng ngàn, hàng triệu thứ khi bắt đầu lập trình nhưng đây là 27 điều đầu tiên nảy ra trong tâm trí tôi”, Ken nói. “Tôi nghĩ 14 và 26 là những điều quan trọng nhất và tôi sẽ rất vui khi các bạn đọc hết toàn bộ bài viết”.
1. Thực hành là cách học hiệu quả nhất
Cách duy nhất để cải thiện kỹ năng lập trình đó là hãy bắt tay vào viết code, hãy đắm mình vào những dòng code. Đừng để tình trạng “tê liệt phân tích” ngăn bạn bắt đầu quá trình học code của mình. Tê liệt phân tích là chứng phân tích, suy nghĩ quá nhiều khiến đầu óc bị chệch khỏi mục tiêu ban đầu thay vì cố gắng đạt được mục tiêu đó. Hãy thôi suy nghĩ và bắt tay vào hành động bạn sẽ thấy mọi việc tiến triển nhanh hơn nhiều.
2. Học lập trình để viết phần mềm khác hoàn toàn so với học để làm bài thi
Do vậy việc ghi nhớ tất cả mọi thứ chẳng có nhiều ý nghĩa cho lắm.
3. “Gian lận” là điều chấp nhận được
Khi bí, bạn có thể dùng Google để tìm hướng giải quyết vấn đề hoặc nhờ cậy bạn bè. Hầu hết lập trình viên đều làm như vậy.
4. Để lỗi chồng chất mà không kiểm tra là một chiến lược tồi
Tôi thường thay đổi liên tục code của mình với mong muốn nó sẽ chạy. Nhưng vấn đề là cách tiếp cận này sẽ khiến lỗi này chồng lên lỗi khác và khiến tôi khó có thể tìm ra mình sai ở đâu khi có vấn đề xảy ra.
5. Tự học một mình sẽ rất vất vả
Vì thế, nói chuyện về code hoặc hợp tác cùng với những lập trình viên tham vọng khác là cách học tốt hơn với hầu hết mọi người.
6. Gạt cảm xúc của bạn sang một bên
Trong hành trình trở thành lập trình viên, bạn sẽ không ít lần nhìn thấy thông báo lỗi. Đừng nổi khùng hay chán nản khi phát hiện ra lỗi. Thay vào đó, hãy chấp nhận chúng và khắc phục để tiếp tục tiến lên.
7. Bạn không cần tới 5 màn hình đâu
Đời không giống phim Hollywood, do vậy để trở thành lập trình viên bạn không cần bổ sung thêm quá nhiều màn hình. Chiếc máy tính mà bạn đang dùng là quá đủ để bạn bắt đầu học lập trình rồi. Đừng phí tiền của bạn khi mới bắt đầu học việc.
8. Chữ in hoa và chữ thường khác nhau rất nhiều
Tôi mất một thời gian dài để làm quen với sự khác biệt giữa hai biểu tượng tương tự nhau và đó là một trải nghiệm không mấy dễ chịu.
9. Đừng cố gắng tìm hiểu mọi thứ
Khi mới bắt đầu, tôi đã đặt câu hỏi “tại sao” cho mọi vấn đề mà mình gặp phải và suy nghĩ rất nhiều về chúng. Tuy nhiên, đây là một điều không cần thiết. Máy tính là thiết bị khá phức tạp và có nhiều thứ cần tìm hiểu. Bạn sẽ không bao giờ hiểu hết tất cả mọi thứ do vậy hãy tập trung vào công việc lập trình mà thôi.
10. Hãy học lập trình theo cặp
Vì đây là cách học lập trình nhanh nhất trên đời. Lập trình theo cặp là kiểu lập trình đòi hỏi hai lập trình viên ngồi cạnh nhau chia sẻ bàn phím và màn hình và cùng nhau code cho một dự án. Tốc độ học code của bạn thậm chí còn được cải thiện nhanh hơn nữa nếu bạn học lập trình theo cặp với một coder giàu kinh nghiệm.
11. Thay đổi những đoạn code chất lượng kém là một phần của quá trình
Tôi thường nghĩ rằng mọi doạn code mà tôi viết luôn hoàn hảo. Nhưng cải thiện code của bạn là một công việc khá bình thường. Bạn không thể nào viết được một cuốn sách mà không cần sửa dù chỉ một lỗi trước khi xuất bản.
12. Cách tốt nhất để nhờ ai đó giúp đỡ
Chẳng ai biết tất cả mọi vấn đề nên đôi lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc đồng nghiệp. Nhưng khi “nhờ vả” hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm bốn điều sau:
– Diễn tả chính xác những gì bạn đã thấy
– Giải thích rõ những gì bạn nghĩ sẽ xảy ra
– Giải thích rõ những gì đang xảy ra
– Giải thích tại sao bạn nghĩ nó nên hoạt động theo một cách khác
Khi bạn suy nghĩ bốn điều trên bạn có thể tìm ra câu trả lời mà không cần sự giúp đỡ. Quá trình này còn giúp bạn suy nghĩ các vấn đề một cách toàn diện hơn.
13. Bạn không cần giỏi toán
Học dốt toán không có nghĩa là bạn không thể trở thành một lập trình viên.
14. Luôn luôn ăn mừng những thành quả bạn đạt được dù rất nhỏ
Tạo ra những ứng dụng, phần mềm bằng những dòng code là điều thực sự tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ có được ngày hôm nay nếu không dừng lại một chút và ăn mừng những thứ tuyệt vời mà tôi tạo ra trong quá trình học tập, phát triển kỹ năng code.
15. Những cuộc gặp với các coder khác rất có giá trị
Ban đầu, tôi rất tự ti và ngại ngùng khi tham dự những sự kiện lập trình. Nhưng khi tới đó, tôi nhận ra rằng cũng có nhiều lập trình viên mới vào nghề giống như mình. Gặp gỡ họ giúp tôi có thêm bạn bè, chia sẻ và học thêm được rất nhiều kinh nghiệm.
16. Tránh xung đột khi hợp nhất code sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn
Xung đột khi hợp nhất code gây ra rất nhiều phiền toái.
17. Đừng ngại thừa nhận những gì mình chưa biết
Khi lần đầu nộp CV xin việc ở vị trí lập trình viên người ta thường có xu hướng liệt kê những thứ mà họn chưa từng học. Đừng làm thế, chẳng ai mong bạn biết tất cả mọi thứ đâu.
18. Để kiếm được một công việc lập trình bạn không cần code tới 10.000 giờ
Trong thực tế, bạn chỉ cần học code tới mức biết cách tự sửa lỗi và trở lại đường ray sau khi có một vấn đề nào đó xuất hiện. Để làm được điều này bạn không cần tới 10.000 giờ.
19. Hàng ngày, bạn sẽ nghĩ về code ngay khi thức dậy
Một điều thực sự thú vị và có ích cho sự nghiệp của bạn.
20. Có thể bạn sẽ mắc những sai lầm lớn nhưng đừng ngại mạo hiểm
Tôi từng mắc sai lầm khiến công ty thiệt hại 10.000 USD. Sau lần đó, tôi học được bài học lớn nhất trong sự nghiệp lập trình viên: Đừng ngại đặt bản thân vào vị trí có thể gây ra những sai lầm nếu rủi ro đó đáng để bạn đặt cược. Nhờ trải qua chúng, bạn sẽ trở thành một lập trình viên dày dạn hơn, trưởng thành hơn.
21. Tìm thuật toán giống như tìm tên trong danh bạ vậy
Để tìm ra thuật toán, bạn cần tiếp cận từng bước một và bước này phải chính xác và phù hợp với bước tiếp theo. Nó giống như cách mà bạn thường làm để tìm tên của ai đó trong danh bạ vậy.
22. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy rằng mình sẵn sàng làm lập trình full time
Hội chứng Imposter là có thật, đây là một hiện tượng tâm lý mà người mắc không có khả năng nhận thức được những thành quả mình gặt hái được, mà luôn cho rằng đó là do may mắn, đúng lúc hoặc lừa đảo người khác vế sự thông thái và kỹ năng của mình.
Do vậy, hãy nhớ rằng việc bạn không biết tất cả mọi thứ là chuyện khá bình thường. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng bạn có thể học hỏi những điều mà bạn không biết.
23. Lập trình viên không bao giờ ngừng học hỏi
Điều này đúng với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nhưng đặc biệt quan trọng với lập trình viên bởi thế giới công nghệ luôn phát triển với tốc độ cao. Vì thế, một lập trình viên thành công là người luôn tiếp tục học hỏi và phát triển nghề nghiệp của họ.
24. Hãy khiến máy tính suy nghĩ giống như con người
Chắc chắn bạn sẽ nghe nhiều người khuyên rằng hãy suy nghĩ như một chiếc máy tính. Tuy nhiên, ngược lại mới đúng.
25. Lập trình là sử dụng đúng công cụ cho công việc
Hiện tại có quá nhiều thư viện mã nguồn mở, công cụ và frameworks trước mắt bạn. Vì vậy, bạn cần phát triển bộ công cụ phát triển của riêng mình và hiểu công cụ nào phù hợp nhất với vấn đề mà bạn đang mắc phải.
26. Quá nhiều người bỏ cuộc ngay trước khi có thành quả, bạn đừng như họ
Học code, đặc biệt là để thay đổi sự nghiệp, cần cố gắng rất nhiều. Bạn sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng không có gì là không thể. Đừng bỏ cuộc quá sớm, tích cực code chay vận may sẽ đến.
27. Học code không hề dễ
Và chính vì thế mà nó đáng để bạn đầu tư thời gian, công sức.
Dẫu vậy, tôi cũng không hối hận vì bắt đầu học code với cái đầu quá ngây thơ. Không hiểu quá nhiều về code khiến tôi có thêm động lực để suy nghĩ nghiêm túc về những gì mình học được sau này. Hiện tại, tôi đang dành thời gian để giúp những người khác đạt được mục tiêu của họ qua code. Còn gì tốt hơn việc đó nhỉ?
Theo blog.topdev