12 kỹ thuật lập mô hình quy trình nghiệp vụ BPM 2021 (phần 2)

Bạn đang ở đây

12 kỹ thuật lập mô hình quy trình nghiệp vụ BPM 2021 (phần 2)

12/08/21 Lượt xem: 265

Trước hết, chúng ta hãy điểm lại 12 mô hình quy trình nghiệp vụ, bao gồm:

  • Ký hiệu mô hình quy trình nghiệp vụ (BPMN)
  • Sơ đồ UML (UML diagrams)
  • Kỹ thuật lưu đồ (Flowchart technique)
  • Sơ đồ luồng dữ liệu (Data flow diagrams)
  • Sơ đồ hoạt động của từng vai trò (Role activity diagrams)
  • Sơ đồ tương tác của từng vai trò (Role interaction diagrams)
  • Biểu đồ Gantt (Gantt charts)
  • Integrated definition for function modeling
  • Mạng màu petri (Colored petri-nets)
  • Phương pháp hướng đối tượng (Object oriented methods)
  • Kỹ thuật luồng công việc (Workflow technique)
  • Mô hình mô phỏng (Simulation model)

Tiếp tục với phần 2 của seri bài viết về "quy trình nghiệp vụ", ta sẽ tìm hiểu về 6 mô hình còn lại.

Với các bạn đọc còn chưa đọc phần 1, vui lòng xem thêm "12 kỹ thuật lập mô hình quy trình nghiệp vụ BPM 2021 (phần 1)"

Biểu đồ Gantt (Gantt chart)

Biểu đồ Gantt gắt kết các hoạt động trong doanh nghiệp với thang thời gian. Mặc dù nó có thể được sử dụng để thể hiện thông qua một quy trình đồ thị, nhưng sức mạnh của nó nằm ở khả năng theo dõi tình hình hiện tại, tiến trình dự án và phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên biểu đồ Gantt thiếu đi khả năng mô hình hóa. Có thể là lý do tại sao nó không còn phổ biến nữa. 

Biểu đồ Gantt là một ma trận liệt kê trên trục tung, thể hiện tất cả các nhiệm vụ hoặc hoạt động được thực hiện trong một nghiệp vụ. Mỗi hàng chứa hoạt động duy nhất. Trục hoành đứng đầu là các cột cho biết thời gian ước tính cho các hoạt động ấy, trình độ kỹ năng cần thiết để thực hiện hoạt động và tên của người được chỉ định cho hoạt động, theo sau là một cột cho mỗi giai đoạn trong thời gian dự án. Mỗi khoảng thời gian có thể được biểu thị bằng giờ, ngày, tuần, tháng và các đơn vị thời gian khác. Trong một số trường hợp, có thể cần phải đánh dấu các khoảng thời gian 1, khoảng thời gian 2, v.v.

quy trình nghiệp vụ 4

Integrated definition for function modeling (IDEF)

IDEF là một nhóm các phương pháp hỗ trợ mô hình hóa, có khả năng giải quyết các nhu cầu mô hình hóa của một doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh của nó (IDEF, 2003). IDEF được sử dụng tùy theo các ứng dụng khác nhau. Các phần quan trọng nhất là: IDEF0, IDEF1, IDEF1X, IDEF2, IDEF3, IDEF4 và IDEF5. Tuy nhiên, đối với mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, các phiên bản hữu ích nhất là IDEF0 và IDEF3.

quy trình nghiệp vụ 1

Mạng màu petri (CPN)

Mạng Petri là một dạng ngôn ngữ đồ họa để định hướng thiết kế, đặc tả, mô phỏng và xác minh hệ thống. Nó đặc biệt phù hợp cho các hệ thống bao gồm một số quy trình, giao tiếp và đồng bộ hóa.

Mạng màu Petri là mạng Petri mở rộng trong đó các ký hiệu được phân biệt bằng ‘MÀU SẮC’. Một CPN bao gồm một tập hợp các mô-đun mà mỗi mô-đun chứa một mạng lưới các “địa điểm”, sự chuyển tiếp và cung cấp quy trình / dịch vụ. Việc biểu diễn đồ họa giúp bạn dễ dàng nhìn thấy cấu trúc cơ bản của một mô hình CPN phức tạp, tức là để hiểu cách các quy trình riêng lẻ tương tác với nhau. CPN dược xây dựng dựa trên các phương pháp toán học với cú pháp và ngữ nghĩa được xác định rõ ràng. Việc biểu diễn đồ họa này là nền tảng cho việc xác định các thuộc tính hành vi khác nhau cùng các phương pháp phân tích.

quy trình nghiệp vụ 2

Phương pháp hướng đối tượng

Phương pháp này dựa trên ba khái niệm: các đối tượng đại diện cho một thực thể trong thế giới thực. Một đối tượng có một trạng thái, tức là một trong những điều kiện có thể tồn tại được biểu thị bằng các giá trị của thuộc tính. Các thay đổi trạng thái được phản ánh bởi hành vi, tức là cách một đối tượng có thể hành động và phản ứng. Một tập hợp các đối tượng tương tự được gọi là lớp. Ví dụ, các thuộc tính của lớp động vật là có bốn chân và một đuôi. Hành vi của nó là ngủ và ăn. Sau đó, các cá thể hoặc đối tượng có thể có của lớp động vật là mèo, voi và ngựa.

Cuối cùng, các yêu cầu đối với người nhận sau khi được thực hiện sẽ trả về kết quả của hành động đó cho người gửi. Trạng thái thay đổi thông qua hành vi khi đối tượng nhận được tin nhắn. Có nhiều kỹ thuật khác nhau dựa trên OO. Ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất (UML) được coi là ngôn ngữ mô hình hóa OO tiêu chuẩn.

Kỹ thuật luồng công việc (Workflow technique)

Luồng công việc là một luồng tác vụ giữa các ứng dụng máy tính hoặc những người trong một tổ chức. Hai hoặc nhiều thành viên của một nhóm làm việc để đạt được một mục tiêu chung có thể xác định một quy trình làm việc được làm tuần từ hoặc song song. Luồngcông việc không chỉ là một kỹ thuật để mô hình hóa một quy trình. Nó còn là một phương pháp để phân tích và cải tiến một quy trình.

Quá trình phát triển luồng công việc sử dụng các mô hình để nắm bắt thông tin liên quan của các quá trình. Quá trình này bao gồm bốn giai đoạn: Thu thập thông tin, Mô hình hóa quy trình kinh doanh, Mô hình hóa luồng công việc, Thực hành và Xác minh.

quy trình nghiệp vụ 3

Mô phỏng (Simulation model) - mô hình cuối cùng trong quy trình nghiệp vụ

Mô hình mô phỏng rất hữu ích khi bạn muốn nghiên cứu một hệ thống phức tạp trong thế giới thực. Bạn muốn tìm hiểu thêm về một quy trình nghiệp vụ để đưa ra quyết định sáng suốt nhưng sự phức tạp của nó khiến bạn không thể làm được nó một cách trực tiếp.

Do đó, bạn tiến hành gián tiếp bằng cách tạo và nghiên cứu một thực thể khác (mô hình mô phỏng), đủ giống với mô hình trong thế giới thực. Mô phỏng có thể có nhiều dạng (ví dụ, mô phỏng sự kiện rời rạc, mô phỏng liên tục, động lực học hệ thống, mô phỏng Monte-Carlo, mô phỏng định tính, v.v.).

Tổng kết

Thông qua phần 2, các bạn đã nắm được 6 kỹ thuật lập mô hình quy trình nghiệp vụ cơ bản còn lại cho doanh nghiệp. Mong rằng doanh nghiệp đã chọn được cho minh 1 kỹ thuật mô hình phù hợp với mình.

Nguồn: Creatly

Thông tin khác

Bình luận