10 hiệu ứng tâm lý vàngtrong làng content marketing (P1)

Bạn đang ở đây

10 hiệu ứng tâm lý 'vàng' trong làng content marketing (P1)

22/09/21 Lượt xem: 433

Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Vì thế 'đọc vị' được tâm lý khách hàng luôn là vấn đề mà bất kỳ Marketer nào cũng phải biết rõ. Hãy cùng Vinno vén màn bí mật về các hiệu ứng tâm lý trong content marketing đã và đang len lỏi đến khách hàng như thế nào nhé!

Hiệu ứng tâm lý khan hiếm (Scarity Effect)

Hiệu ứng khan hiếm là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất mà con người từng mắc phải. Chúng mạnh đến nỗi khi đã biết “tỏng” mánh lới của người bán hàng, ta vẫn gần như sẵn sàng móc ví ra chi trả cho một món hàng mà ta không thích lắm, chỉ vì nó “sắp hết”. Hiệu ứng khan hiếm được phát biểu đơn giản: “Thứ gì càng hiếm thì càng quý”, đặc biệt khi gắn cho nó một mồi tiềm thức về giá cao và thời gian cụ thể và số lượng sẽ ngày một giảm đi.

Áp dụng trong viết content marketing: Hiệu ứng khan hiếm sẽ phát huy tác dụng rất mạnh khi bạn chạy các chiến dịch quảng cáo, bằng cách viết content marekting mời gọi với số lượng có hạn cùng thời gian đếm ngược và hiện thị tồn kho sắp hết (các chương trình flash sales của sàn thương mại điện tử đang vận dụng thủ thuật này rất tốt). Các ngành hàng cho phái đẹp cũng thường xuyên dùng mánh lới này với content marketing dạng: “not restock – không bổ sung thêm hay nhập hàng lại nữa”, một ví dụ dẫn đến hiệu ứng tâm lý số 3 – hội chứng FOMO.

hiệu ứng tâm lý 1

Hiệu ứng nguyên bản (Verbatim Effect)

Áp dụng trong viết content marketing: Người đọc ngày này bị vây quanh bởi vô số thông tin và các “tác nhân siêu kích thích”, do đó thời gian họ nán lại trên trang bạn có thể không đủ lâu để người viết truyền đạt hết những ý tưởng của content cho họ. Muốn độc giả ghi dấu các nội dung quan trọng cần xây dựng chiến lược content marketing mạnh mẽ và thu hút ngay từ tiêu đề, đồng thời phát triển các luận điểm một cách khoa học, logic để thông tin quan trọng lưu lại lâu hơn trong tâm trí khách hàng.

Để làm được điều đó cần phải có được truyền đạt trong phần tiêu đề. Phải làm sao diễn đạt được đủ ý, ngắn gọn và xúc tích để người đọc có thể hiểu được. Đặc biệt, họ có thể nắm được thông tin được dễ dàng hơn. Do vậy, sử dụng hiệu ứng tâm lý học nguyên bản (verbatim effect) một cách thông minh và linh hoạt sẽ giúp bạn dễ dàng truyền đạt ý nghĩa và nội dung hơn. Điều đó đòi hỏi việc chọn tiêu đề rất quan trọng. Nó cần gói gọn được nội dung bạn muốn truyền tải bên trong bài viết là gì?

Thời gian người đọc ở trên trang thường rất ngắn. Do vậy, nếu nội dung bạn truyền tải không đủ sức hút và không có nội dung chủ chốt để nắm bắt thông tin thì sẽ rất ít người có thể hiểu được nội dung bạn muốn đề cập đến là gì? Vì vậy, cần phải tạo sự cuốn hút và có điểm nhấn nội dung ngay từ phần tiêu đề. Đó là cách thông minh nhất mà marketer cần phải biết vận dụng. Không những giúp việc tìm kiếm và chia sẻ được dễ dàng hơn. Nó còn giúp cho nội dung dễ đến gần với người đọc hơn. Kích thích họ muốn được xem chi tiết nội dung hơn nếu họ cảm thấy đó là thông tin hữu ích mà họ cần. Đó cũng là cách kéo dài thời gian người dùng ở trên trang của mình lâu hơn.

Hội chứng FOMO

Nhiều nhà làm content marketing không khuyến khích nhân viên của mình lợi dụng hội chứng này. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tiềm tàng của nó lên bất cứ ngành kinh tế nào, và người ta vẫn đang sử dụng nó mọi lúc mọi nơi.

FOMO là viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out - nói về hiệu ứng sợ bỏ lỡ cuộc chơi / cơ hội.

FOMO là khái niệm mới, nhưng cảm xúc FOMO không mới! FOMO đã được quy định trong mã GEN loài người, khi còn sống làm bầy đàn, cần liên kết với nhau để sinh tồn, họ sẽ bị chết nếu ko follow những thông tin của bầy đàn, khi trở thành người "tối cổ".

Dữ liệu cho thấy FOMO bắt gặp phổ biến nhất đối với thế hệ millennials. Khoảng 69% cá nhân millennials gặp phải hiện tượng này và theo Strategy Online, 60% millennials thực hiện phản ứng mua hàng vì họ đã rơi vào FOMO. Nói cách khác, họ sẽ mua thứ gì đó chỉ vì họ cảm thấy có thể bỏ lỡ. Theo thống kê thì có đến hơn 56% người sử dụng internet trên toàn cầu mắc phải hội chứng FOMO, một dấu hiệu đáng báo động và đặc biệt đối với thế hệ trẻ khi thời đại mà các trang thương mại điện tử hay mạng xã hội đang chi phối quá nhiều đến đời sống cá nhân.

hội chứng tâm lý 2

Hiệu ứng tâm lý mỏ neo (Anchoring Effect)

Hiệu ứng mỏ neo với tên tiếng Anh là Anchoring Effect và còn có các tên gọi khác như hiệu ứng neo, hiệu ứng neo tư duy,… Theo hiệu ứng này, mọi người thường có xu hướng dựa vào những thông tin được đưa ra trước để so sánh và đưa ra quyết định.

Áp dụng trong viết content marketing: Hiệu ứng mỏ neo thường được dùng trong việc xây dựng nội dung cho chương trình khuyến mãi, flash sale, black friday,… khi kết hợp cùng hiệu ứng tâm lý khan hiếm trong xây dựng chiến lược content marketing sẽ mang đến kết quả cực ấn tượng.

Nguyên tắc Liking

Nguyên tắc Liking là một trong những nguyên tắc tâm lý nguyên thủy và ban sơ nhất của con người. Tương tự trong mối quan hệ cộng sinh của loài người và các sinh vật khác, khi website của bạn tạo ra được nhiều nội dung chất lượng, thu hút sẽ dễ được độc giả quan tâm, đón nhận, từ đó tăng cường tỉ lệ chuyển đổi.

Áp dụng trong viết content marketing: Để phát huy tốt nguyên tắc Liking, sẽ không có đường tắt nào ngoài việc bạn phải đầu tư nghiêm túc thời gian và kiến thức cho những sản phẩm content marketing, biến chúng trở thành những bài viết chất lượng và tin cậy đối với độc giả.

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về các hiệu ứng tâm lý vàng trong lĩnh vực Marketing và tận dụng nó.

Nguồn; FB Vân Anh - GR Marketers Zone

Thông tin khác

Bình luận