6 lý do khiến bạn nên áp dụng CRM vào hệ thống bán hàng | 2984

Bạn đang ở đây

6 lý do khiến bạn nên áp dụng CRM vào hệ thống bán hàng

22/11/21 Lượt xem: 205

CRM sinh ra là để giúp bạn giải quyết được những vấn đề về chăm sóc, quản lý và tìm kiếm các khách hàng,.. Trên thực tế, việc ứng dụng CRM mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Vậy, đâu mới là lợi ích phù hợp cho hệ thống bán hàng của bạn nhất? 

crm-1

CRM giúp bạn nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Bạn càng biết nhiều về khách hàng của mình thì càng có thể cung cấp cho họ những trải nghiệm tích cực về sản phẩm. Đây là yếu tố mang lại kết quả kinh doanh tốt cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Mọi thứ họ làm và mọi tương tác họ thực hiện đều cần được xác định, ghi lại và phân tích.

Để làm được điều này, bạn cần vượt ra khỏi cách ghi chú truyền thống và bắt đầu sử dụng công nghệ tiên tiến để có thể định lượng và phân loại chính xác dữ liệu. Điều này giúp bạn dễ dàng tham khảo trong tương lai cũng như xác định rõ mình cần làm gì để thu hút khách hàng hơn nữa.

Nhờ CRM, bạn có thể lưu trữ một danh sách lớn các khách hàng và bất kỳ thông tin quan trọng nào liên quan đến họ.

Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Khi có sự cố xảy ra, thời gian giải quyết nhanh chóng là yếu tố quan trọng làm hài lòng khách hàng. Với CRM, ngay khi khách hàng liên hệ với công ty của bạn, đại diện của bạn sẽ có thể truy xuất tất cả các hoạt động có sẵn liên quan đến các giao dịch mua, ưu tiên và bất kỳ điều gì khác có thể hỗ trợ họ trong việc tìm giải pháp.

Trong nhiều trường hợp, các nhân viên của bạn sẽ được trang bị đầy đủ thông tin và lịch sử giao dịch của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy giải pháp cho sự cố trong vài phút đầu tiên, nhờ vào cơ sở dữ liệu có thể truy cập được các vấn đề tiềm ẩn.

Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ

Khi có bất kỳ thay đổi nào về mặt nhân sự, việc cung cấp thông tin khách hàng cho nhân viên mới là vô cùng quan trọng. Nếu doanh nghiệp không giải quyết tốt vấn đề này, nhiều khách hàng phải đối mặt với viễn cảnh không vui khi phải bắt đầu làm việc với một người không hiểu được sở thích và vấn đề của họ.

CRM loại bỏ mối quan tâm này, bằng cách cung cấp thông tin khách hàng chi tiết cho bất kỳ ai nhân viên nào được phép truy cập dữ liệu.

Tự động hóa quy trình làm việc

Hoàn thành việc bán hàng không bao giờ dễ dàng như việc khách hàng đồng ý cam kết. Cùng với các chi tiết bề mặt của bất kỳ giao dịch bán hàng nào, có hàng trăm nhiệm vụ nhỏ hơn phải được hoàn thành để mọi thứ hoạt động bình thường.

Các mẫu đơn cần được điền, các báo cáo cần được gửi, các vấn đề pháp lý cần được giải quyết những công việc phụ trợ này là một khía cạnh tốn thời gian nhưng quan trọng của quy trình bán hàng.

Cải thiện phân tích dữ liệu và hỗ trợ báo cáo

Với CRM, nỗi lo về số liệu và thời gian làm báo cáo được giải quyết một cách nhanh chóng. Hệ thống CRM lưu trữ thông tin ở một nơi dẫn đến việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có khả năng tạo báo cáo tự động để tối đa hóa thời gian của mình. Cá nhân hóa chế độ xem bảng điều khiển của bạn để nhanh chóng xác định vị trí thông tin cần thiết như thông tin khách hàng, mục tiêu bán hàng và báo cáo số liệu.

Nhờ công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu này, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và nhanh chóng hơn.

Đảm bảo an toàn cho dữ liệu

Cơ sở dữ liệu và các thư mục máy tính có thể bị hacker xâm nhập bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, Internet ngày càng phát triển thì cơ sở dữ liệu của bạn dễ dàng trở nên lỗi thời. Việc ứng dụng CRM để quản lý khách hàng sẽ giúp bạn bảo mật tuyệt đối thông tin cho người dùng và cho chính doanh nghiệp của bạn

Các bước triển khai ứng dụng CRM

Việc lựa chọn một CRM áp dụng vào hệ thống bán hàng sẽ giúp cho bạn được rất nhiều việc từ sức người. Nếu chưa có được điều đó thì sau đây là những bước giúp bạn triển khai việc ứng dụng CRM vào quy trình kinh doanh của mình:

Bước 1: Xây dựng tầm nhìn

Xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, định hướng phân đoạn khách hàng, thiết lập các mục tiêu về khách hàng, hệ thống CRM định ra thước đo giám sát hoạt động của chiến lược.

Bước 2: Thống nhất trong nội bộ

Không chỉ riêng hệ thống CRM mà tất cả các chiến lược một khi triển khai cần phải có sự thống nhất từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên bình thường.

Phải nhìn nhận phần mềm CRM như một chiến lược chung, một công việc chung liên quan đến mọi cá nhân trong doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp mới áp dụng mô hình CRM, điều cần thiết phải tổ chức một cuộc họp giữa các phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp, để họ nói lên nhu cầu của mình về hệ thống CRM.

Từ đó, quản trị viên có thể biết được các bộ phận cần những gì từ CRM, cần những gì để triển khai thông suốt phần mềm trong từng bộ phận.

Có thể có nhiều khả năng, sẽ thấy những nhu cầu, điều kiện của các phòng, ban, bộ phận đề ra là rất khác nhau.

Vai trò của quản trị viên là dung hoà được những mâu thuẫn đó, đáp ứng được những điều kiện cơ bản, có thể khác nhau, của các phòng, ban, nhưng vẫn đảm bảo hệ thống CRM thống nhất trong toàn doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng văn hóa công ty

Ứng dụng hệ thống CRM tốt nhất là doanh nghiệp thay đổi về tư duy chiến lược, về cách thức kinh doanh, về cách quản lý nhân sự. Thành công với mô hình CRM phần lớn nhờ vào những công nhân viên sẵn sàng chia sẻ thông tin về khách hàng và đối tác.

Tinh thần cộng tác này cần phải được huấn luyện bài bản và thống nhất. Các nhân viên có thể nghĩ rằng khi chia sẻ thông tin, họ đồng thời đánh mất cơ hội cho người khác.

Tuy nhiên, nếu công nhân viên hiểu rằng phần mềm CRM tạo nên cơ hội cho tất cả mọi người, tỉ lệ thành công sẽ tăng lên rõ rệt. Do đó, điều cần thiết là cho mọi người thấy một ví dụ thực tế, khi chia sẻ thông tin làm lợi cho toàn bộ công ty.

Việc quản lý phải hướng tới mục đích xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tảng lợi ích của doanh nghiệp đặt bên trên lợi ích cá nhân.

Để đạt được mục tiêu này, công nhân viên – những người sử dụng hệ thống CRM, phải thấy bằng chứng thực sự rằng thông tin mà họ chia sẻ được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và có thêm một đối tác mới sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong công ty.

Nguồn: SalesHelp

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận