Hiện nay nhằm đạt kết quả cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì rất nhiều DN đã áp dụng rất nhiều mô hình cải tiến, đặc biệt là MBO ( Management by Objectives). Thế nhưng với những người chưa nắm rõ về nghiệp vụ lẫn cách hoạt động thì có lẽ đây vẫn là một điều mới mẻ.
Vậy MBO là gì? và nó có những ưu và nhược điểm nào? Hãy tìm hiểu cùng Vinno qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
MBO là gì?
MBO là viết tắt của từ Management By Objectives, nghĩa là Quản trị theo mục tiêu/quản lí theo mục tiêu. Quản trị theo mục tiêu tức là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó hướng hoạt động của người lao động vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được thiết lập. Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn. MOB Quản lý toàn bộ công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu.
>> Đọc thêm: OKR là gì? Hướng dẫn thiết lập mục tiêu OKR trong doanh nghiệp
Trong thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo mục tiêu bao gồm bốn yếu tố cơ bản:
(1) Sự cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO;
(2) Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung;
(3) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản của họ để thi hành kế hoạch chun
(4) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch.
Một số ví dụ của MBO trong thực tế
Để hiểu rõ hơn về MBO là gì, bạn có thể tham khảo một vài ví dụ về MBO trong thực tế sau:
Ví dụ về MBO trong doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp muốn tăng 20% thị phần trong 1 năm tớI
- Mục tiêu lợi nhuận trong quý III là 500.000$
- Phát triển sản phẩm mới và thu được lợi nhuận cho dòng sản phẩm này trong vòng 1 năm
Ví dụ về MBO trong bộ phận bán hàng :
- Bộ phần bán hàng cần đẩy mạnh doanh thu ở khu vực miền Nam tăng 50%
- 100 khách hàng đăng ký thành công sản phẩm mới mỗi tháng
- Giá trị đơn mua trung binh cần đạt là 2.000$/ đơn
Ví dụ về MBO trong Marketing
- Gia tăng 30% nhận thức thương hiệu
- Thu được danh sách 1000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng
- Tỷ lệ lượt truy cập vào các trang truyền thông tăng ít nhất 5% mỗi tháng
Ví dụ về MBO trong nhân sự:
- Nhận được 80% đơn đăng ký ứng tuyển trong tổng số đơn cần nhận trong vòng 1 tuần sau khi đăng tin tuyển dụng
- Tổ chức 2 chương trình đào tạo cho bậc quản lý cấp trung chuẩn bị lên cấp cao
- 20% ứng viên đến từ sự giới thiệu của nhân sự trong tổ chức.
Case Study về MBO
Khi George Chambliss lên điều hành mảng giải trí của công viên Dallas năm 1978, ông phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Mảng giải trí của Dallas đặt ra yêu cầu giữ tăng trưởng ổn định của các dịch vụ giải trí với ngân sách còn lại. Các vấn đề liên tục phát sinh:
Việc mở rộng hệ thống, đặt hàng mất đến 6 tháng để hoàn thiện.
Trong khi mọi yêu cầu về chương trình quảng cáo cần thực hiện trước 1 năm
Nhiều bất bình không được giải quyết, cho thấy vấn đề hiệu quả hoàn thành mục tiêu của nhân sự cần được xem xét lại.
Không đồng bộ trong quá trình quản lý với cấp dưới.
Khó khăn càng chồng chất, khi đó là những vấn đề gặp phải ở mọi bộ phận: 34 trung tâm giải trí, 5 trung tâm tennis, 300 khu vực điền kinh, với hàng trăm nhân sự.
Chambliss nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu hiệu quả. Điều đó khiến ông quyết định lựa chọn MBO để giải quyết từng vấn đề: Tạo mục tiêu chung, và mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận.
>> Đọc thêm: Áp dụng mô hình SMART để bứt phá trong kinh doanh
Ông bắt đầu MBO bằng việc thiết lập mục tiêu cho một bộ phận và triển khai. Khi đạt được mục tiêu, ông sẽ thống nhất lại quy trình, và tạo kế hoạch triển khai MBO, rồi giao việc cho nhân sự liên quan tới từng mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn đào tạo:
Trước khi triển khai toàn hệ thống, ông đã tổ chức hội thảo với ban điều hành.
Cuộc họp đầu đưa ra cách vận hành hệ thống, cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động, cách đánh giá hiệu quả, và đảm bảo lợi ích cho nhân sự.
Cuộc họp thứ 2, nêu ra cách triển khai phù hợp với tổ chức, và cung cấp phương pháp đào tạo cho cấp dưới.
>> Đọc thêm: Sếp cũng phải có KPI & check list
Triển khai:
Sau giai đoạn đào tạo, phát sinh khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu.
Đầu tiên, quản lý mỗi bộ phận giải trí đưa ra mục tiêu cá nhân, khi được phê duyệt bởi giám đốc, các mục tiêu được triển khai cho từng hoạt động cụ thể. Và quy trình này được áp dụng chung cho mọi cấp quản lý, phân quyền theo cấp bậc, và được duyệt lần cuối bởi Chambliss.
Trong suốt tiến trình, mục tiêu cá nhân luôn được cải thiện theo hiệu quả thực hiện. Gồm các hoạt động: tham gia đào tạo, cải thiện kỹ năng quản lý, điều phối, và phù hợp hóa với hoạt động nội bộ.
Các bước thực hiện MBO là gì?
Phương pháp này tạo ra một sự cởi mở trong đánh giá, nó hướng tới sự tự giác nhiều hơn cho nhân viên. MBO là một quá trình gồm 5 bước:
- Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức
- Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân
- Kiểm soát quá trình
- Đánh giá hiệu quả
- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được
Ưu điểm của MBO là gì?
MBO có rất nhiều ưu điểm, bao gồm:
- Cấp dưới sáng tạo
- Chủ động, linh hoạt
- Tính linh động cao
- Nhiều thời gian cho lãnh đạo
- Công bằng, minh bạch theo đúng năng lực
>> Đọc thêm: Mẫu đánh giá KPI Digital Marketing chuẩn xác nhất 2023
Nhược điểm của MBO là gì?
Tuy thần kì là vậy, MBo vẫn tồn động các hạn chế mà doanh nghiệp cần để tâm trước khi quyết định áp dụng nó vào doanh nghiệp, bao gồm:
Bắt buộc phải có sự hỗ trợ của các cấp quản lý
Nhân viên có thể cảm thấy áp lực
Khó đánh giá MBO với các công việc có tính sáng tạo
Cần cả một quá trình dài
Cần theo dõi, tương tác thường xuyên
MBO có thể khiến công ty của bạn hoạt động cứng nhắc
MBO đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đồng lòng thực hiện cao
Tổng kết
Qua bài viết trên, Vinno hy vọng bạn đọc đã có thêm các kiến thức thú vị về MBO, hiểu rõ MBO là gì, xác định rõ được ưu và nhược điểm của nó để có những quyết định chính xác nhất cho doanh nghiệp trước khi áp dụng.
Đừng quên theo dõi Vinno để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!
Nguồn: FB Ruby Ngo - GR SaaS Vietnam