Ảnh hưởng từ đại dịch lên nền kinh tế và hoạt động kinh doanh cực lớn. Các chủ doanh nghiệp đã hết sức căng não để sinh tồn. Sau dịch, cũng là một bài học cho tất cả các doanh nghiệp Việt về bài toán quản lý dòng tiền, về chuyển đổi số mô hình kinh doanh để thích nghi trong mọi hoàn cảnh.
Một vài chia sẻ dưới đây từ anh Hoàng Tùng xin gửi tới các bạn, lưu ý, chỉ áp dụng O2O cho kinh doanh F&B nhé.
1. Đừng cắt giảm R&D
Dịch bệnh xảy ra là cơ hội để chúng ta nhìn lại mô hình kinh doanh của mình để chuyển đổi, cũng là cơ hội để R&D - Research & Develop
Đổ về doanh nghiệp của mình, trong thời kỳ nào cũng đừng cắt giảm việc R&D, luôn luôn nghĩ ra những sản phẩm mới mẻ, hoặc những tính năng mới mẻ cho sản phẩm cũ, hoặc dịch vụ mới mẻ cho sản phẩm cũ.
Đừng bao giờ cắt giảm R&D, tuy nhiên, việc R&D sản phẩm mới rất dễ dẫn đến việc có nhiều sản phẩm không thể đưa ra bán thương mại được, hoặc test bán thương mại rồi thất bại. Nếu tỷ lệ cao quá, chứng tỏ cách R&D của bạn có vấn đề.
Kinh nghiệm của team chúng tôi, để giảm thiếu vấn đề này, hãy R&D dựa trên sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng.
2. Hành trình của khách hàng
Đây là một ví dụ về sự thay đổi của hành vi tiêu dùng của khách hàng trước, trong và sau dịch Covid 19:
Trước dịch, hành vi tiêu dung của khách hàng vẫn diễn ra bình thường: Đến ăn tại quán, đến quán lấy mang về (take-out) và Giao hàng tận nhà…
Bắt đầu dịch, lúc này khách hàng ngại ra đường, hành vi đến ăn tại quán & đến lấy mang về GIẢM, Gọi đồ mang về TĂNG. Để gia tăng doanh số sẽ tạo ra các khuyến mãi tập trung vào hành vi khách hàng gọi mang về, ví dụ: freeship, combo cho gia đình v.v…
Dịch bắt đầu chuyển biến nặng hơn (đặc biệt sau vụ Covid17). Hành vi tiêu dùng thay đổi tiếp, hàng hóa siêu thị như mỳ tôm bị vét sạch. Gọi mang về GIẢM bớt (bởi khách hàng sẽ chi tiêu giảm & lấy đồ siêu thị tự nấu) đòi hỏi tư duy biến sản phẩm của mình thành dạng thiết yếu kiểu dạng như mỳ tôm. Chúng tôi cho ra sản phẩm Pizza đông lạnh, để khách hàng mua mang về tự nướng tại nhà.
Khi dịch nặng nữa, cách ly xã hội, lúc này hành vi tiêu dùng thay đổi tiếp một lần nữa. Khách hàng ở nhà không muốn chỉ là nấu ăn mà sẽ muốn tìm ra niềm vui khi nấu ăn. Tiếp tục triển khai các combo có đế bánh, phô-mai, sốt cà chua và nguyên liệu làm bánh để mọi người có thể tự làm bánh với con cái tại nhà.
Lúc khó khăn, đừng vội cắt giảm R&D hay cắt giảm marketing, thậm chí hay tăng mạnh marketing nếu cần thiết, nhưng hãy tăng marketing với một sản phẩm được R&D tốt…
Xem thêm: Mô hình kinh tế sau đại dịch: Thích nghi và tăng trưởng trong “trạng thái bình thường mới”
3. Chuyển dịch O2O như thế nào ?
Trong thờ gian vừa rồi, việc dịch chuyển O2O = Offline to Online diễn ra ồ ạt. Các thương hiệu về F&B của chúng tôi dịch chuyển sang các app bán hàng thứ 3 như GrabFood, GoFood, NOW… Nhiều bên khác cũng dịch chuyển sang các kênh này như không hiệu quả? Tại sao?
Khi bê nguyên hệ thống sản phẩm từ offline của bạn sang online, hãy kiểm tra tính đặc thù của kênh bán hàng online đó và phải tối ưu cho kênh online. Nghĩa là đừng bê nguyên xi sản phẩm, hãy cải tiến, thay đổi, cắt bỏ, thêm vào, tạo combo mới sao cho sản phẩm phù hợp nhất với kênh bán hàng mới và tâm lý hành vi tiêu dùng của tệp khách hàng trên kênh bán hàng này. Khi mọi người đều bán được hàng mà mình không bán được hàng trên kênh mới thì hãy xem lại mô hình kinh doanh & sản phẩm của mình…
Chuyển đổi OFFLINE sang ONLINE không chỉ đơn thuần là bê nguyên cái mình đang có lên môi trường ONLINE, phải chuyển đổi, thậm chí THAY ĐỔI CẢ MÔ HÌNH KINH DOANH của mình nếu cần thiết.
Trên đây là chia sẻ về một vài cách thức khá đơn giản mà hiệu quả, chúng tôi đã áp dụng trong thời điểm dịch Covid và đã có được những thành công nhất định, xin chia sẻ với các bạn. Chúc thành công !
Tham khảo giải pháp chuyến số đổi số, nâng cao năng lực bán hàng cho doanh nghiệp nhỏ TẠI ĐÂY
Chia sẻ Hoàng Tùng - Tăng trưởng số