Học hỏi 7 bí quyết quản trị nhân tài giúp doanh nghiệp Nhật Bản trở thành hình mẫu trên thương trường | 1797

Bạn đang ở đây

Học hỏi 7 bí quyết quản trị nhân tài giúp doanh nghiệp Nhật Bản trở thành hình mẫu trên thương trường

06/06/19 Lượt xem: 39

 Quản trị nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là 7 bí quyết trong quản trị được kiểm nghiệm bởi các doanh nghiệp Nhật Bản mẫu mực nhất trên thương trường.

1. Kaizen - Cải tiến liên tục

Kai là thay đổi, zen là tốt hơn. Nguyên tắc này đòi hỏi ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên phải không ngừng cải thiện kỷ luật cũng như năng suất làm việc. Trong kinh doanh cũng quản trị nội bộ, dậm chân tại chỗ chính là cái chết từ từ.

Một công ty được quản trị tốt không để một ngày trôi qua mà không có ai đề xuất và thực hiện ít nhất một ý tưởng cải tiến. Những ý tưởng này có thể nhỏ nhưng mang tính chất tăng dần và mang lại hiệu quả bền vững trong thời gian dài. Cải tiến có thể TĂNG: tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh hoặc GIẢM: giảm chi phí dư thừa: sản phẩm dư thừa, sản phẩm hỏng hóc, lương trả cho thời gian chết.

Kết quả hình ảnh cho phương pháp kaizen

2. Phối hợp giữa các bộ phận

Một doanh nghiệp cũng như một cỗ máy tính hoàn chỉnh, bất kỳ bộ phần nào có vấn đề hay liên kết rời rạc với tổng thể đều sẽ khiến cỗ máy gặp khó khăn. Do vậy, trách nhiệm của người quản trị trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là cực kỳ quan trọng. Triết lý tiến bộ này thu hút và phát triển những người có khả năng sáng tạo và duy trì hiệu quả công việc cao.

3. Khuyến khích nhân viên lên tiếng

Nhà quản trị cần khích lệ nhân viên đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty cũng như chia sẻ kinh nghiệm, tư tưởng tích cực, tham gia vào quá trình quyết định quan trọng. Một tập thể cởi mở và biết lắng nghe là một trong những nhân tố cốt yếu nhất để doanh nghiệp có thể thành công.

4. Không to tiếng quát nạt nhân viên

Nhiều nhà quản trị thường xuyên trách mắng nhân viên khi có sai sót xảy ra. Điều này không tốt cho cả hai bên. Một mặt, nhân viên sẽ cảm thấy mất động lực và sinh ra tâm lý trốn tránh, sợ tội. Mặt khác, cấp trên cũng gia tăng căng thẳng khi khắc phục hậu quả và khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm để ngăn nó bị tái phạm.

Ở công ty Toyota, sự việc thường được giải quyết một cách đầy thiện chí hợp tác: Nhân viên chủ động báo cáo và nhận lỗi, quản lý thông cảm, nhắc nhở, và cả hai cùng ngồi xuống nghĩ cách giải quyết vấn đề.

5. Luân chuyển những nhân viên giỏi

Hãng Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, cấp trên có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác. Tuy vậy, khi một nhân viên then chốt biết cụ thể từng công đoạn, quy trình ở những phòng ban khác nhau sẽ có cái nhìn tổng thể tốt và tích lũy kinh nghiệm đa dạng hơn. Về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.

6. Làm việc theo nhóm

Tại Nhật Bản, thay vì để nhân viên làm việc độc lập, các nhà quản lý nhân sự thường lập các nhóm nhỏ để tạo ra mối liên kết chặt chẽ. Mỗi nhân viên quan tâm đến nhiệm vụ chung hơn thay vì chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ của riêng mình, tạo nên hiệu suất với cấp số nhân. Đây chính là nền tảng hun đúc “tinh thần tập thể” số một thế giới, hay như một nhà văn đã nói: “Một người Nhật là một con giun, nhưng ba người Nhật ở cùng nhau sẽ biến thành một con rồng”.

 

Hình ảnh có liên quan

7. Quan tâm chân thành: “Tôi có thể làm gì cho anh ?”

Bí quyết quản lý nhân sự tối cao là sự quan tâm chân thành của quản lý với nhân viên. Ở Mitsubishi, điều này được gọi là “tạo cơ hội để được lắng nghe tất cả mọi người”. Nếu thuộc cấp có yêu cầu cần được giúp đỡ, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy khi có thể. Nói cách khác, khi nhân viên thấy nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ thực thi nhiệm vụ được giao một cách tích cực và xuất phát từ tình cảm thuần khiết hơn là như gánh vác mệnh lệnh.

Lời kết

Bí quyết quản trị đích thực không chỉ xuất phát từ chế độ lương thưởng mà còn từ việc tạo cho nhân viên tình yêu công việc. Trong tiềm thức, mỗi người đều hy vọng được làm và phát triển bản thân trong công việc mình yêu thích. Công ty muốn có tinh thần cống hiến của nhân viên, cần phải để họ lên tiếng, tạo điều kiện cho họ sáng tạo và môi trường phù hợp để gắn bó, cho họ cảm giác được thực hiện được ước mơ. Khích lệ tinh thần tiến thủ của nhân  viên, bạn sẽ không ngừng tăng cao hiệu suất và thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận