Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing từng giai đoạn

Bạn đang ở đây

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing từng giai đoạn

28/11/17 Lượt xem: 220033

Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ về chu kỳ sống của sản phẩm. Vậy các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được khái niệm, cũng như các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm.

Khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm (thường được viết tắt là PLC) là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh số và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó được rút khỏi thị trường

chu kỳ sống của sản phẩm

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của 1 sản phẩm bất kỳ sẽ được thể hiện qua 4 giai đoạn 

  • Giai đoạn triển khai, 
  • Giai đoạn tăng trưởng
  • Giai đoạn bão hòa 
  • Giai đoạn suy thoái của sản phẩm

Ở trong những phần tiếp theo, Vinno sẽ giải thích cụ thể khái niêm của 4 giai đoạn cũng như đưa ra các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm.

Giai đoạn 1: Triển khai

Sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường và bắt đầu 1 chu kỳ sống. Đây là giai đoạn triển khai của sản phẩm đó. Ở giai đoạn này, rất ít người tiêu dùng biết đến sự có mặt của sản phẩm, do vậy công việc chính của doanh nghiệp là giới thiệu sản phẩm mới này đến khách hàng mục tiêuDoanh số của sản phẩm trong giai đoạn này thường rất thấp, lợi nhuận âm do chi phí quảng bá và chi phí khách hàng cao. Cạnh tranh cũng rất thấp.

Xem thêm: Công thức tính điểm hòa vốn trong sản xuất

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn triển khai:
Chiến lược chung: Quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu
Khách hàng chủ yếu: "Innovator" - nhóm khách hàng chuyên săn săn đón sản phẩm mới 
Chiến lược marketing mix:

  • Sản phẩm: Sử dụng sản phẩm cơ bản
  • Giá cả: Sử dụng chiến lược giá hớt ván sữa (định giá thành rất cao khi tung sản phẩm, sau đó giảm dần theo thời gian) nếu sản phẩm là hàng hot (hàng công nghệ, thời trang, xe máy, xe hơi...) hoặc chiến lượt giá xâm nhập thị trường (định giá thành rất thấp khi tung sản phẩm, sau đó tăng dần theo thời gian) nếu sản phẩm là hàng dân dụng (mì gói, nước giải khát, dầu gội đầu, bột giặt, nước xả vải...)
  • Phân phối: sử dụng kênh phân phối chọn lọc
  • Promotion: Quảng cáo đại trà trên các phương tiện truyền thông (TV, radio, báo chí, Internet...) hoặc quảng cáo qua hoạt động bán hàng cá nhân, sử dụng các công cụ sales promotion như phát mẫu dùng thử, coupons, mời báo chí đến viết bài PR..

​Xem thêm: Định giá sản phẩm là gì? 14 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến

Giai đoạn 2: Tăng trưởng

Khi doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng với tốc độ nhanh, điều đó có nghĩa sản phẩm ấy đã bắt đầu bước sang giai đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn này, càng ngày càng có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, chi phí khách hàng bắt đầu giảm lại dẫn đến tăng trưởng về  lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bắt đầu mở rộng hệ thống phân phối, mức độ cạnh tranh bắt đầu tăng.

Phần mềm CRM tăng năng lực bán hàng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.  

Dùng thử ngay: SlimCRM

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng:

+ Chiến lược chung: thâm nhập thị trường
+ Khách hàng chủ yếu: "Early adopter" - nhóm khách hàng thích nghi nhanh
+ Chiến lược marketing mix:

  • Sản phẩm: Cải thiện chất lượng sản phẩm, tung thêm các dòng sản phẩm cải biến (ví dụ: Apple sau khi ra mắt sản phẩm Iphone 5, sau 1 thời gian đã tung thêm 2 dòng sản phẩm cải biến là Iphone 5S và Iphone 5C). Tăng cường sản lượng sản xuất.
  • Giá cả: Định giá theo giá trị sản phẩm đối với sản phẩm "hot" hoặc chi phí sản xuất đối với sản phẩm dân dụng.
  • Phân phối: Mở rộng hệ thống phân phối, kênh phân phối
  • Promotion: Giảm bớt chi phí quảng cáo nếu cần thiết, sử dụng các kênh giao tiếp như điện thoại, SMS, email, Facebook... nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

>> Đọc thêm: Trade Marketing: 4 bước xây dựng chiến lược kênh phân phối

Giai đoạn 3: Bão hòa

Một sản phẩm bước sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh số của sản phẩm này bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm trần. Lợi nhuận ở mức cao nhưng tăng trưởng thấp. Điều đáng chú ý là mức độ cạnh tranh trong giai đoạn này rất cao kéo theo chi phí khách hàng tăng.

Xem thêm: Cách nhận biết điểm bão hòa của sản phẩm

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:

+ Chiến lược chung: Cũng cố thương hiệu
+ Khách hàng chủ yếu: "Early maturity" và "late maturity" - nhóm khách hàng trung thành
+ Chiến lược marketing mix

  • Sản phẩm: Cải tiến đặc tính và cải thiện chất lượng sản phẩm
  • Giá cả: Tùy theo mức độ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp mới, nhỏ, chưa có tên tuổi thì nên định mức giá sản phẩm ngang hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp lớn đã có tiếng tăm thì có thể định mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng và giá trị sản phẩm.
  • Phân phối: Tiếp tục sử dụng hệ thống phân phối đã tạo dựng ở các giai đoạn trước
  • Promotion: Nội dung quảng cáo tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Tăng cường chăm sóc khách hàng. Sử dụng các công cụ sales promotion nếu cần thiết như price packs, coupons, sản phẩm tặng kèm...

>> Đọc thêm: Xây dựng bản sắc thương hiệu trong kênh phân phối

Giai đoạn 4: Suy thoái

Giai đoạn suy thoái của sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống, khi doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm bắt đầu giảm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu rút sản phẩm ra khỏi thị trường. 

chu kỳ sống của sản phẩm

Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái của sản phẩm:

Chiến lược chung: rút sản phẩm khỏi thị trường
Khách hàng chủ yếu: "laggard" - nhóm khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm lỗi thời
Chiến lược marketing mix:

  • Sản phẩm: giữ nguyên hoặc cải tiến sản phẩm nếu cần thiết. Điều quan trọng là doanh nghiệp nên tính toán sản lượng sản xuất sao cho lượng hàng tồn không bị ứ đọng khi doanh nghiệp đã hoàn toàn rút sản phẩm khỏi thị trường.
  • Giá cả: giảm đến mức có thể, sử dụng các chiến lược discount, allowance nhằm tăng cường khả năng thanh lý
  • Phân phối: Xóa dần sản phẩm khỏi các điểm phân phối nhằm giảm chi phí.
  • Promotions: Tăng cường sử dụng các công cụ sales promotions nhằm hỗ trợ việc thanh lý

>> Đọc thêm: CẨM NANG ỨNG PHÓ SUY THOÁI KINH TẾ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm, Vinno sẽ đưa ra một vài ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm

1. Coca Cola - một những thương hiệu nước giải khát được ưa chuộng nhất tại Việt Nam có chu kỳ sống của sản phẩm như sau:

  • Giai đoạn giới thiệu của sản phẩm: CocaCola  ra đời trên thị trường sau khi loại nước uống có coca đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1863. Khi đó, việc dùng lá coca làm nguyên liệu chính trong thức uống đã trở nên phổ biến.
  • Giai đoạn phát triển của sản phẩm: Coca Cola hoàn thiện và tiếp tục phát triển các sản phẩm của mình, xâm nhập thị trường các nước khác bắt đầu từ năm 1919: Pháp, Châu Phi, Úc, Nauy, Châu Âu,….
  • Giai đoạn bão hòa của sản phẩm: Hệ thống phân phối của Coca Cola được phủ rộng toàn khắp thế giới. Năm 1960 số lượng nhà máy tăng gấp đôi, chiếm 60% thị phần nước giải khát toàn cầu, trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực.
  • Giai đoạn suy thoái của sản phẩm: Nhờ luôn đổi mới, phát triển sản phẩm của mình, với đội ngũ quản lý kênh phân phối, truyền thông thương hiệu rất tốt, sản phẩm của Coca Cola duy trì ở giai đoạn bão hòa đã rất lâu và vẫn chưa có dấu hiệu đi đến giai đoạn suy thoái.

Đọc ngay: 5 bước xây dựng chiến lược marketing B2B hiệu quả

2. Nước C2

Nước C2 là một ví dụ điển hình về chu kỳ sống của sản phẩm.

  • Trong giai đoạn giới thiệu, nước C2 được tiếp thị như một sản phẩm mới và độc đáo.
  • Trong giai đoạn tăng trưởng, doanh số bán nước C2 tăng vọt. Sản phẩm trở nên phổ biến với những người tiêu dùng đang tìm kiếm một lựa chọn nước giải khát lành mạnh hơn.
  • Trong giai đoạn bão hòa, doanh số bán nước C2 bắt đầu chậm lại khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu tung ra các sản phẩm tương tự.
  • Trong giai đoạn suy thoái của sản phẩm, doanh số bán nước C2 tiếp tục giảm. Điều này là do nhu cầu về nước giải khát có ga nói chung đang giảm. Nước C2 cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các sản phẩm nước giải khát không chứa calo khác.

Nước C2 hiện đang ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống của sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho sản phẩm phục hồi. Coca-Cola có thể tập trung vào việc tiếp thị nước C2 đến các thị trường mới. Sản phẩm cũng có thể được cải tiến để trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết trên, Vinno đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chu kỳ sống của sản phẩm, chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm và một vài ví dụ để minh họa. Tuy nhiên, lưu ý rằng, tại mỗi giai đoạn marketing, chủ doanh nghiệp sẽ có những chiến lược riêng và đội ngũ sales và marekting cần phải được đo lường các kết quả thực hiện. Các kết quả, chỉ số đó không thể lượng hóa bằng các file excel rời rạc, khó kiểm soát mà phải được hệ thống hóa bằng phần mềm. 

Không đơn thuần là lưu trữ dữ liệu, mà từ đó phải thúc đẩy và tạo ra lợi nhuận nhiều hơn thế. Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp phần mềm lý quan hệ khách hàng như SlimCRM để chuẩn hóa các quy trình bán hàng cũng như marketing tại doanh nghiệp.

Tìm hiểu và bắt đầu sử dụng miễn phí tại đây.

chu kỳ sống của sản phẩm

Theo Letsmarketing.weebly

Câu hỏi thường gặp

  1. Trong chu kỳ sống của sản phẩm, giai đoạn nào doanh số là đạt cực đại?

Trong chu kỳ sống của sản phẩm, giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn doanh số đạt cực đại. Ở giai đoạn này, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và nhu cầu của người tiêu dùng đang tăng lên. Các doanh nghiệp thường tập trung vào việc mở rộng thị trường và tăng cường phân phối để đáp ứng nhu cầu này.

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu sau giai đoạn giới thiệu, khi sản phẩm đã bắt đầu được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận. Doanh số bán hàng bắt đầu tăng lên nhanh chóng, đạt mức cao nhất trong giai đoạn này.

Một số yếu tố có thể thúc đẩy doanh số bán hàng tăng trong giai đoạn tăng trưởng bao gồm:

  • Sự nhận thức của người tiêu dùng: Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm, nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng lên.
  • Hiệu quả của các chiến lược tiếp thị: Các chiến lược tiếp thị hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu mua hàng.
  • Sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự có thể thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình, dẫn đến tăng doanh số bán hàng.
  1. Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm thì doanh nghiệp có khả năng định giá cao ngay từ đầu chu kỳ sống sản phẩm các

Giai đoạn giới thiệu là giai đoạn mà doanh nghiệp có khả năng định giá cao ngay từ đầu chu kỳ sống sản phẩm. Ở giai đoạn này, sản phẩm là mới và độc đáo, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn mức giá của các sản phẩm tương tự.

Một số yếu tố có thể giúp doanh nghiệp định giá cao sản phẩm trong giai đoạn giới thiệu bao gồm:

  • Sự đổi mới: Sản phẩm là mới và độc đáo, chưa có sản phẩm nào tương tự trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và định giá sản phẩm cao hơn.
  • Nhu cầu của người tiêu dùng: Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới thường cao. Điều này cũng giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn.
  • Tính độc quyền: Sản phẩm có tính độc quyền, khó có thể bị sao chép hoặc cạnh tranh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc định giá sản phẩm cao trong giai đoạn giới thiệu có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai. Khi thị trường bắt đầu bão hòa và có nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể cần phải điều chỉnh giá sản phẩm xuống để phù hợp với thị trường.

Thông tin khác

Bình luận