Lean Canvas là gì ? Các yếu tố trong Lean Canvas | 1894

Bạn đang ở đây

Lean Canvas là gì ? Các yếu tố trong Lean Canvas

31/10/19 Lượt xem: 3208

Mô hình Lean Canvas là gì ?

Không cần đến một bản kế hoạch kinh doanh dài vài chục trang giấy và có thể ngốn của bạn vài tuần để hoàn thành, Lean Canvas là mô hình giúp bạn có thể xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy trong khoảng 20 – 30 phút. Thay vì lập ra một bản-kế-hoạch-hoàn-hảo ngay từ lần đầu hạ bút thì Lean Canvas hướng đến việc phát triển liên tục thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng các giả thiết ban đầu với thực tế trên thị trường và khách hàng. Lean Canvas là một phiên bản biến thể được Ash Maurya phát triển từ mô hình Business Model Canvas do Alexander Osterwalder đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng có tên Business Model Generation. Khác với mô hình Business Model Canvas được áp dụng rộng rãi cho cả các doanh nghiệp mới và cũ (tham khảo mô hình Business Model Canvas của FacebooK và google tại đây) thì Lean Model Canvas tập trung vào việc tiếp cận từ khía cạnh tìm và giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho các đối tượng chính là các doanh nhân khởi nghiệp.

Xem thêm: BMC - Business Model Canvas là gì? Ví dụ về mô hình quản trị BMC

Các thành phần của một bảng Lean Canvas

Mô hình Lean Canvas được thúc đẩy bởi những phản hổi từ thị trường và triết lý của nó tập trung chủ yếu vào những việc không ngừng hoàn thiện để có được sản phẩm khả dụng tối thiểu tiếp theo. Phương pháp tinh gọn (Lean Methodology) phù hợp với startup bởi vì nó khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp trình bày rõ ràng các vấn đề và tránh tạo ra những sản phẩm sai và không cần thiết.

>> Đọc thêm: Gemba là gì? Quản trị tinh gọn với Gemba hiệu quả ra sao?

Nếu bạn muốn tạo 1 bảng Lean Canvas cho các ý tưởng có tính cạnh tranh của mình thì bạn cần hoàn thành 9 yếu tố sau đây trong bảng kế hoạch kinh doanh đó:

lean canvas

1. Problem (vấn đề): đa số các Startup thất bại trong việc “tạo ra đúng sản phẩm” chứ không phải là “tạo ra sản phẩm đúng cách”. Cách doanh nhân khởi nghiệp thường đánh giá sai nhu cầu của khách hàng, vấn đề từ thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại. Do đó hiểu rõ và tìm hiểu các vấn đề là yếu tố đầu tiên của mô hình. Lưu ý: Ở giai đoạn đầu nên giới hạn trong phạm vi 3 vấn đề mấu chốt mà bạn muốn giải quyết cho khách hàng.

>> Đọc thêm: Những sai lầm thường gặp nhất khi đưa sản phẩm mới ra thị trường

2. Customer Segments (CS- Phân khúc khách hàng): Các nhóm khách hàng chính mà bạn hướng đến là ai?

3. Unique Value Proposition (UVP – Đề xuất giá trị khác biệt): Những ưu điểm mang tính cạnh tranh của mô hình khởi nghiệp của bạn là gì? Với khách hàng, đâu là lý do quan trọng nhất khiến họ chọn mua sản phẩm của bạn?

4. Solution (Giải pháp): Các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Nên nhớ là bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một lúc. Theo Lean Startup thì bạn nên lựa chọn những tính năng có tính hữu dụng tối thiếu trước sau đó dần hoàn thiện nâng cấp để phù hợp với nhưng đối tượng khác nhau đã trong vòng phản hồi cốt lõi của Lean Startup bao gồm Xây dựng – Đo lường – Học hỏi.

>> Đọc thêm: Doanh nghiệp nên làm gì để đảm bảo chất lượng sản phẩm hiệu quả

5. Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Startup thường dễ bị nhấm chìm trong núi số liệu để có thể sắp xếp các biến số không chắc chắn đó. Tuy nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có một vài hoạt động chính mang lại giá trị. Vậy nên các doanh nhân khởi nghiệp cần tìm ra và tập trung vào 1 số hành hoạt động chính. Lưu ý rằng điều này cũng có tính rủi ro nếu bạn xác định sai có thể gây ra lãng phí.

6. Revenue streams (Nguồn thu nhập): Nguồn thu nhập của bạn đến từ đâu?

7. Cost Structure (Chi phí): Các chi phí mà công ty phải bỏ ra ví dụ như chi phí phân phối, lương, thưởng,v.v.

8. Channels (Kênh bán hàng): Các cách để tiếp cận khách hàng. Bạn nên liệt kê rõ cách kênh có trả phí và không. Bình thường sẽ có 4 loại kênh chính là: truyền thông, phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

>>. Đọc thêm: Chiến lược xây kênh phân phối với chi phí giá rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

9. Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền): Đây là phần khó hoàn thiện nhất với các Startup. Nó là những gì bạn có mà đối thủ hoặc người khác khó có thể mua hoặc sao chép được. Đây là yếu tố sống còn của 1 startup bạn nên liên tục dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này cà tìm ra những lợi thế cạnh tranh của mình.

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mẫu kế hoạch nghiên cứu thị trường mới nhất

Ví dụ về mô hình Lean Canvas

Bạn có thể tham khảo một ví dụ về mô hình Lean Canvas của Facebook dưới đây, để hiểu hơn về khái niệm này nhé!

lean canvas

Ví dụ về Facebook Lean Canvas

Thông tin khác

Bình luận